HUYỀN THOẠIVỀIQVÀ TRÍ TUỆ
Tôi nhớ là thỉnh thoảng ở trường, có những ngày chúng ta được cho làm
một số bài kiểm tra. Những bài kiểm tra này được xem là “chuẩn mực”. Tôi
thường rối bời vì suy nghĩ đó. Mỗi một người là duy nhất, vậy cớ gì chúng ta
lại được đánh giá bằng cái cách đó chứ? Sự thật là không có hai người hoàn
toàn giống nhau.
Về sau tôi mới biết những bài kiểm tra này là để đánh giá chỉ số thông minh
(IQ). Chỉ số thông minh được cho là tượng trưng cho khả năng của con người
trong việc tiếp thu những sự kiện, kỹ năng và ý tưởng. Nhưng IQ của một
người có thể tóm tắt lại như sau: Đó là con số thể hiện mối quan hệ giữa “tuổi
trí tuệ” (được đo bằng bài kiểm tra chuẩn) và tuổi đời. Sau đó lấy kết quả này
nhân với 100, ta được chỉ số thông minh (IQ). Khi lớn lên tôi mới thấy nhiều
người nghĩ rằng IQ không đổi trong suốt cuộc đời con người. May mắn thay,
ý nghĩ như vậy đã>
Tôi đã dành nhiều năm đọc sách và nghiên cứu về trí tuệ, đặc biệt là về
cách học của con người. IQ có thể có liên quan đến học thuật, nhưng nó cũng
liên quan đến những thứ khác nữa, thể thao chẳng hạn. Hồi nhỏ tôi có IQ
bóng chày rất cao. Bạn tôi, Andy, có IQ học thuật rất cao. Ở trường Andy học
hành rất dễ dàng vì cậu ta học bằng cách đọc sách. Còn tôi học bằng cách làm
(thực hành) trước, sau đó mới tìm tài liệu đọc sau. Một cách thức thích hợp
cho Andy và một cách thức tốt cho tôi. Mỗi chúng tôi đều có cách thức thành
công riêng của mình.
MỖI NGƯỜI CÓMỘTCÁCH HỌC ĐẶC BIỆT
Hồi đó trong những bài kiểm tra IQ ở trường, chỉ có một dạng tài năng
được đánh giá: năng khiếu hay tài năng về mặt ngôn ngữ. Nhưng như thế nếu
một người không phải là người giỏi ăn nói thì sao? Tôi đặc biệt không thích
đọc, có phải điều đó có nghĩa là tôi được gắn cho IQ thấp? Ngày nay, câu trả
lời là không. Năm 1983, nhà tâm lý học HowardGardner đã cho ra đời cuốn