thoải mái “trộn lẫn và kết nối” các hoạt động khác nhau, hữu ích cho cách học
của bạn.
Nhưng lỡ bạn không xếp mình cao trong bất kỳ loại nào thì sao? Bạn phải
chịu số phận bi đát? Không hề đâu. Bài tập này được thiết kế chỉ để giúp bạn
bắt đầu nghĩ về cách bạn suy nghĩ. Những người nghĩ về tương lai, những
người có “tầm nhìn” chẳng hạn, rất có khả năng trở thành những nhà quản lý
kinh tế giỏi. Nhưng điều đó không có nghĩa là ngay bây giờ họ phải như vậy.
Nếu ngay bây giờ bạn cảm thấy mình không có tầm nhìn gì cả, đừng lo lắng.
Bạn có thể “thành công” lớn ở bất cứ lĩnh vực nào nếu bạn quyết tâm luyện
tập trí óc của mình, giống như cách người cha giàu dạy tôi làm hồi nhỏ.
Nếu bạn có thế mạnh ở một loại tài năng hơn những tài năng khác, có nhiều
thứ bạn có thể làm để cân bằng. Dưới đây là một số gợi ý. Bạn có nảy ra được
ý tưởng nào không>
Thảo luận về vấn đề tiền bạc
ở nhà và với bạn bè để phát
triển tài năng về ngôn ngữ và tài năng về xã giao.
Đọc tài liệu về tiền bạc!
Có rất nhiều tạp chí viết về vấn đề tiền
bạc và tài chính chỉ cho bạn biết cách đồng tiền hoạt động trong cuộc đời
thực. Bạn càng nắm rõ cách những chuyên gia quản lý và đầu tư tiền của họ,
bạn càng có cảm hứng về quản lý tiền của chính bản thân bạn. (Tài năng về
ngôn ngữ và toán học)
Viết về tiền bạc.
Dùng cuốn nhật ký của bạn để khai thác những ý
tưởng về vai trò của đồng tiền trong cuộc sống hiện tại và trong tương lai của
bạn. (Tài năng về ngôn ngữ, nội tâm và tầm nhìn)
Nếu cha mẹ cho bạn khoản tiền trợ cấp, nhận nó
một cách nghiêm túc.
Xem nó như một phần thu nhập của bạn. Lập
hóa đơn gởi lại cha mẹ bạn. Đề ra cách để có nó và đầu tư nó. Quản lý tốt tiền
của bạn chứ đừng xem khoản tiền trợ cấp là của bố thí. (Tài năng về toán học
và xã giao)
Tự kiểm tra sổ sách.
Một tuần một lần, kết toán sổ sách xem tiền
bạn đã dùng vào chuyện gì. (Tài năng về toán học)
Quyết tâm trở nên có trách nhiệm với tương lai.
Có