Cha ruột tôi là nhà quản lý giáo dục của bang Hawaii. Dù rất được trọng
vọng nhưng cha tôi không kiếm được nhiều tiền – hay ít nhất là cũng bằng số
tiền mà c những đứa bạn khác của tôi kiếm được, họ lái những chiếc xe sang
trọng và có những ngôi biệt thự nhìn ra biển.
Vì chỗ ở của gia đình tôi nên tôi phải đi học cùng trường với những đứa trẻ
con nhà giàu. Nếu tôi sống ở phía bên kia con đường, có lẽ tôi đã đăng ký vào
học ở một ngôi trường khác, ngôi trường dành cho những học sinh có xuất
thân gần giống với gia đình tôi.
Học cùng trường với những người bạn con nhà giàu, nên tôi có thể nhìn
thấy chúng có những cách nhìn khác nhau về vấn đề tiền bạc. Cha tôi lúc nào
cũng lo lắng chuyện kiếm đủ tiền để nuôi sống cả nhà và lo lắng về tương lai.
Cha mẹ của những người bạn tôi dường như rất tự tin về tương lai. Họ thật sự
có suy nghĩ về chuyện tiền bạc rất khác.
Tôi cũng biết là những đứa bạn con nhà giàu học được những điều ở nhà
chúng mà tôi không được học ở nhà mình. Chúng học để có thái độ tự tin về
vấn đề tiền bạc. Vài đứa trong bọn chúng còn nói chuyện tiền bạc ngay trong
bữa cơm tối. Trong gia đình tôi, chuyện tiền bạc chỉ được nhắc khẽ thôi, nếu
không nói là không được đề cập tới. Tiền bạc là đề tài cấm kỵ!
Từ những ngày còn thơ bé, tôi đã quyết chí trở nên giàu có. Tôi thích ý
tưởng là có thật nhiều tiền và tất cả những thứ rất tuyệt vời mà tôi có thể mua
được. Tôi thích ý tưởng là nghỉ ngơi tận hưởng hơn là phải làm việc cả đời.
Tôi cũng thích ý tưởng rằng cha mẹ giàu sẽ không phải lo lắng những hóa đơn
và trông nom cho con nhiều như cha mẹ tôi vậy.
CÔNG THỨC DIỆUKỲ ĐỂ LÀMGIÀU?
Lúc 9 tuổi, tôi bèn hỏi người cha ruột của mình cách nào để tở nên giàu có.
Cha bảo tôi, “Nếu con muốn giàu có, con phải học cách làm ra tiền.” Tôi tin
chắc là cha cũng không biết tôi theo lời khuyên của ông đến mức nào. Kết
quả thật khá buồn cười – nhưng những kết quả này lại giúp tôi có khám phá vĩ
đại đầu tiên của mình về vấn đề tiền bạc.