Lời tựa
B
ắt đầu một dự án nghiên cứu cũng giống như lên một chuyến tàu mà chưa biết điểm đến. Chuyến
hành trình ấy đầy bí ẩn và thú vị mà bạn sẽ không bao giờ biết được mình ngồi khoang hạng sang hay
hạng ba, trên tàu có phục vụ bữa tối hay không, rồi nó sẽ chỉ tiêu tốn của bạn một đô la hay tất cả gia
tài, và trên hết là sẽ kết thúc ở nơi bạn định đến hay một nơi bạn chưa bao giờ mơ tới.
Khi các thành viên trong đoàn nghiên cứu của chúng tôi lên tàu ở những ga khác nhau, chúng tôi đều
hy vọng rằng điểm đến cuối cùng sẽ là phương pháp trị liệu tốt hơn cho trẻ bị tổn thương não. Không
ai trong chúng tôi nghĩ rằng nếu đạt được mục tiêu này, chúng tôi sẽ phải ngồi mãi trên tàu mà điểm
đến là nơi những trẻ bị tổn thương não có thể giỏi hơn những trẻ bình thường.
Chuyến đi này đã kéo dài nửa thế kỉ. Danh sách hành khách ban đầu chỉ có một bác sĩ phẫu thuật
não, bác sĩ lý liệu pháp (chuyên về thuốc và hồi sức), một chuyên gia vật lí trị liệu, diễn giả, nhà tâm
lí, nhà giáo dục và một y tá. Giờ đây thì đoàn đã có hơn 100 người với rất nhiều chuyên gia trong
nhiều lĩnh vực.
Chúng tôi bắt đầu bằng cách tiếp cận vấn đề cơ bản nhất mà những trẻ em bị tổn thương não 50 năm
trước phải đối mặt. Đó là vấn đề về sự nhận dạng. Có ba nhóm trẻ em gặp phải vấn đề này, và thường
bị ghép vào chung một nhóm giống nhau. Thực tế chúng không phải là những anh em họ nhiều đời.
Chúng được nhóm lại với nhau vì những lí do rất đơn giản như vẻ ngoài giống nhau và đôi khi là cả
hành động giống nhau.
Ba nhóm trẻ này gồm: nhóm trẻ bị tổn thương não, suy yếu cả về mặt chất lượng và số lượng; nhóm
trẻ bị rối loạn tinh thần với bộ não bình thường về mặt thể chất nhưng không thể suy nghĩ và cuối cùng
là nhóm trẻ bị tổn thương não dù có bộ não tốt nhưng lại bị tổn thương về thể chất.
Chúng tôi chỉ quan tâm đến nhóm trẻ cuối cùng, nhóm vốn được cho là có bộ não hoàn hảo nhưng
lại bị tổn thương. Chúng tôi nghiên cứu nhóm trẻ này là vì dù số lượng những trẻ bị thiếu hụt và rối
loạn tinh thần thực sự còn ít nhưng đã có hàng trăm nghìn trẻ em đã và đang được chẩn đoán bị thiếu
hụt và rối loạn tinh thần thực ra là bị tổn thương não. Nguyên nhân dẫn đến những chẩn đoán nhầm lẫn
như vậy là do nhiều trẻ bị tổn thương tới não từ trước khi ra đời.
Chúng tôi bắt đầu nghiên cứu khi đã có nhiều năm làm phẫu thuật và thăm khám bệnh nhân, và chúng
tôi đã có thể đối diện trực tiếp với vấn đề tổn thương não.
Chúng tôi đã phát hiện ra rằng việc tổn thương xuất hiện trước hay sau khi sinh chỉ là vấn đề nhỏ
(ngoại trừ xét từ quan điểm nghiên cứu). Điều này cũng giống như quan tâm đến việc một đứa trẻ bị ô
tô đâm trước hay sau buổi trưa. Vấn đề thực sự ở đây là phần nào của não bị tổn thương, tổn thương
đến mức độ nào và có thể làm gì với tổn thương ấy.
Chúng tôi cũng thấy rằng việc não trẻ bị tổn thương do các nguyên nhân như bố mẹ bị Rh
tương
khắc, mẹ mắc sởi trong ba tháng đầu mang thai, thiếu hụt oxy lên não bào thai hay sinh non cũng không
phải là vấn đề nghiêm trọng. Não cũng có thể bị tổn thương do lao động trong thời gian dài, do trẻ bị
ngã đập đầu trong hai tháng đầu đời, bị sốt viêm não lúc 3 tuổi, bị xe đâm lúc 5 tuổi hoặc rất nhiều
nguyên nhân khác.
Từ trước đây, thế giới đã có quan điểm chữa trị cho những trẻ bị tổn thương não bằng cách điều trị