DẠY TRẺ BIẾT ĐỌC SỚM - Trang 43

trẻ nên làm.

Nhưng trong xã hội của chúng ta, với nền văn hóa và nhịp sống như vậy thì tuổi thơ của bọn trẻ sẽ

như thế nào? Những việc vặt vẫn thường được đặt ra: ai sẽ lau nhà, ai sẽ giặt là quần áo, ai sẽ nấu bữa
tối, ai sẽ rửa bát, ai sẽ đi mua đồ? Trong mọi gia đình thì mẹ vẫn là người làm những công việc này.
Một bà mẹ thông thái và kiên nhẫn có thể có những cách làm việc đó cùng với đứa con hai tuổi của
mình, ví dụ như cùng chúng rửa bát giống như giới thiệu một trò chơi mới. Nếu cô ấy làm được như
vậy thì việc đó sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn.

Tuy nhiên, phần lớn các bà mẹ mà chúng ta biết thì hầu như vẫn chưa thể rủ con cùng làm việc nhà

với mình. Kết quả là một đứa trẻ hai tuổi mà may mắn được mẹ chăm sóc thì cả ngày hầu như chỉ biết
gào khóc đòi ra khỏi cũi. Bà mẹ phải để trẻ trong cũi để nó khỏi bị điện giật, bị kẹp tay, cắt vào tay
hay bị ngã trong khi cô đang bận làm việc.

Đây có phải là tuổi thơ quý giá bị lãng phí mà chúng ta đang nói đến nếu như đứa trẻ dành nó cho

việc tập đọc? Đó chính là tuổi thơ của hầu hết mọi đứa trẻ, dù ít dù nhiều. Nếu nhà bạn không như vậy,
bạn là người có thể để mắt quan tâm tới con cả ngày, bạn nghĩ rằng bạn không phải lo lắng thì đó chính
là cơ hội tốt dạy con tập đọc, chứ đừng dành cả ngày chỉ để dạy con chơi trò xếp hình.

Chúng ta đều thấy các bà mẹ dù bận thế nào cũng cố gắng dành thời gian bên cạnh con trong những

năm tháng đầu đời. Nhưng vấn đề là nên dành khoảng thời gian ấy như thế nào sao cho hiệu quả, hữu
ích và vui vẻ. Tất nhiên không ai muốn lãng phí những phút giây mà giúp chúng ta khiến con mình vui
hơn, sáng tạo hơn, giỏi giang hơn. Chúng ta là những người dành thời gian của mình cho một tổ chức
nghiên cứu về quá trình phát triển ở trẻ mà chúng ta đã bị thuyết phục rằng không có cách nào hiệu quả
và vui vẻ hơn cách các bà mẹ dành thời gian cùng con mình đọc.

Niềm vui mà bố mẹ và con cái nhận thấy khi trẻ tập đọc từ, câu và cả một cuốn sách rất khó tả. Đây

chính là điều quý giá cần làm trong suốt thời thơ ấu của trẻ.

Chúng ta có thể đưa ra kết luận bằng cách trở lại ví dụ về Millie và bố mẹ của cô. Trong bài viết về

Millie, bố của cô đã nhận xét một cách chính xác và ngắn gọn rằng: “Nếu việc tập đọc không có vị trí
trong tâm trí con của bạn thì sẽ có những việc khác vô bổ chiếm tâm trí chúng.”

Còn mẹ của Millie với bổn phận của một phụ nữ thì kết luận rằng: “Cả nhà chúng tôi đều mang lại

niềm vui cho nhau nhiều đến mức chúng tôi hầu như không để ý tới những người xung quanh. Liệu như
vậy có ích kỷ không?”

Lầm tưởng thứ tám: Trẻ em tập đọc sớm thì sẽ “chịu nhiều áp lực”.

Thực tế: Nếu điều lầm tưởng này ám chỉ rằng việc dạy trẻ tập đọc có thể mang đến những áp lực

cho trẻ, thì điều này là đúng. Khi ta dạy trẻ bất kỳ việc gì cũng là chúng ta đã mang áp lực đến với
chúng.

Việc ép buộc một đứa trẻ là một việc không nên và các phụ huynh nên biết điều đó. Vấn đề quan

trọng là chúng ta nên khuyến khích trẻ như thế nào để trẻ tận dụng được quá trình tập đọc ấy. Nếu bạn
đọc quyết định làm theo những lời khuyên trong cuốn sách này thì câu trả lời sẽ là không có gì liên
quan giữa áp lực với cách trẻ học đọc như thế nào. Mà thực chất là chúng ta không chỉ khuyên các phụ
huynh không nên gây áp lực cho con mà chúng ta còn khẳng định rằng không nên cho trẻ đọc nếu như
cả bố mẹ và các con chưa sẵn sàng hoặc không hào hứng với việc đọc.

Ngoài ra, còn có rất nhiều câu chuyện kinh khủng khác xung quanh việc dạy trẻ tập đọc trước khi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.