DẠY TRẺ BIẾT ĐỌC SỚM - Trang 48

là những chương trình quả tái và chứa đầy kỳ vọng của các bậc phụ huynh. Chương trình không phù
hợp và ổn định sẽ không hiệu quả, vì vậy chúng ta cần phải xem lại chương trình dạy nhiều lần để nắm
bắt chắc chắn những thứ cần dạy con. Con bạn sẽ cảm thấy thích thú với những kiến thức thực tế và tốt
nhất là nên dạy chúng hàng ngày.

Tuy nhiên, đôi khi chúng ta cũng cần gạt chương trình học lùi đi một vài ngày. Điều này không có gì

đáng ngại, miễn là bạn không nên làm như thế thường xuyên. Bạn có thể dừng chương trình vài tuần
hoặc vài tháng một lần. Ví dụ việc bạn mới sinh, chuyển nhà, đi du lịch hoặc bạn bị ốm đều làm ảnh
hưởng đến lịch trình hàng ngày. Trong suốt những khoảng thời gian như vậy, tốt nhất là bạn nên gạt hẳn
chương trình dạy con đọc sang một bên. Lúc này bạn có thể chỉ cần đọc cho con nghe thôi, và bạn chỉ
cần đến thư viện một tuần một lần và đọc chúng hàng ngày. Đừng thực hiện chương trình dạy con đọc
một cách nửa vời vào lúc này, vì nó sẽ khiến cho bạn và con bạn thấy mệt mỏi và nản chí.

Khi bạn thực sự sẵn sàng trở lại chương trình thì hãy tiếp tục từ đúng phần mà bạn đã dừng trước

đây, chứ đừng quay lại từ đầu. Dù cho chương trình bạn đề ra là vừa phải hay mở rộng thì bạn vẫn
phải đảm bảo tính phù hợp và ổn định. Như vậy bạn sẽ thấy niềm thích thú và tự tin của con bạn đang
nhiều lên từng ngày.

Chuẩn bị tài liệu

Tài liệu dùng để dạy con đọc nên đơn giản. Những tài liệu đó được xây dựng dựa trên kinh nghiệm

nhiều năm của những nhà nghiên cứu về phát triển não bộ ở trẻ, đồng thời nghiên cứu chức năng và quá
trình phát triển của não người. Chúng được thiết kế dựa trên một sự thật đã được hoàn toàn công nhận:
đọc là một chức năng hoạt động của não. Các tài liệu đó sẽ giúp nhận ra năng lực và hạn chế của trẻ
thông qua các dụng cụ trực quan và được thiết kế phù hợp với nhu cầu của trẻ từ những hình ảnh trực
quan thô sơ tới hình ảnh tinh tế, từ chức năng não đến hoạt động lĩnh hội của não.

Mọi tư liệu dạy học đều được làm từ những tấm bìa cứng trắng để ta có thể đặt chúng đứng thẳng.

Bạn cần có nhiều giấy bìa bản to trắng được cắt thành những bản rộng kích thước khoảng 15,24cm x
55,88cm. Nếu có thể hãy mua miếng đã cắt sẵn theo kích thước bạn cần. Bạn không cần quá tập trung
vào việc chia kích thước sao cho chính xác nhưng cũng cần cân nhắc kích thước của tấm bìa sao cho
phù hợp.

Bạn cũng sẽ cần đến chiếc bút dạ đánh dấu màu đỏ, ngòi to, càng to càng tốt để có những cái gạch

đủ lớn.

Bây giờ bạn có thể viết từng chữ lên tấm bìa cứng trắng với cỡ chữ khoảng 7,4cm. Trừ khi viết tên

riêng và bắt đầu một từ thì cần viết hoa, còn lại bạn có thể dùng mẫu chữ nhỏ vì đó cũng là mẫu chữ
mà trẻ sẽ thường thấy trong sách.

Bạn cần viết nét chữ đậm, nét bút cần phải to khoảng 1,25cm hoặc to hơn. Điều này rất quan trọng

vì nó giúp trẻ nhìn từ dễ dàng hơn. Chữ của bạn cũng cần phải sạch đẹp, ngay ngắn. Bạn nên dùng kiểu
chữ in, đừng dùng chữ thường viết tay. Khi viết từ lên bìa thì bạn nên để lề xung quanh là hơn 1cm, để
còn có chỗ cho tay bạn cầm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.