DẠY TRẺ BIẾT ĐỌC SỚM - Trang 66

Ban đầu, những trẻ sơ sinh nhìn thấy hình dáng cái đầu của người mẹ đang di chuyển trước ánh sáng

mặt trời chiếu qua khung của sổ. Trẻ sơ sinh càng có nhiều cơ hội để nhìn thấy sự tương phản giữa một
hình dáng ổn định màu đen trước một khung nền sáng thì thị giác của chúng sẽ càng phát triển tốt.

Một khi chúng có thể nhận biết được hình dáng, chúng sẽ tìm kiếm những chi tiết trong cái hình dáng

đó. Mắt, mũi, miệng của người mẹ sẽ là những chi tiết đầu tiên mà chúng có thể nhìn thấy được.

Trong cuốn sách này, chúng tôi sẽ không miêu tả chi tiết từng bước phát triển thị giác của trẻ sơ

sinh. Tuy nhiên, việc nói chuyện với trẻ đóng vai trò quan trọng trong kích thích và phát triển thị lực
của trẻ.

Thị lực của trẻ là kết quả của những kích thích và cơ hội. Nó không phải là kết quả của sự di

truyền, giống như người ta từng nghĩ.

Những đứa trẻ sơ sinh có cơ hội để nhìn các hình dáng và chi tiết sẽ phát triển những khả năng này

nhanh hơn, vì vậy sẽ vượt qua giai đoạn “mù chức năng” khi mới sinh ra và sẽ có thể nhìn tốt mà
không cần nhiều cố gắng.

Chương trình kích thích thị giác cũng cực kỳ dễ dàng và hợp logic. Về cơ bản, đó là bạn sẽ nói

chuyện với trẻ khi chúng mới chào đời. Thực tế là bạn đã làm điều đó trong hơn chín tháng trước khi
chúng được sinh ra.

Người ta không còn nghi ngờ gì về tác dụng của việc nói chuyện với trẻ sơ sinh. Tất cả chúng ta đều

biết rằng, ngay vừa mới được sinh ra, trẻ có quyền được nghe thứ ngôn ngữ thuộc về chúng.

Ngôn ngữ nói là một sự trừu tượng nguyên sơ. Chúng ta có thể nói rằng ngôn ngữ nói không trừu

tượng hoặc kém trừu tượng hơn so với ngôn ngữ viết, tuy nhiên thực tế là trẻ gặp nhiều khó khăn trong
việc giải mã ngôn ngữ nói hơn là so với ngôn ngữ viết. Chúng ta thường nói với trẻ rằng “Con ngoan
của mẹ?” (một cách trìu mến); sau đó là “con ngoan của mẹ” (một cách thờ ơ) và đến cuối ngày là
“con ngoan của mẹ” một cách rất mệt mỏi.

Chúng ta nói lặp đi lặp lại một điều trong ba lần. Nhưng thực tế lại không phải là như vậy.

Đối với thính giác của một trẻ sơ sinh thì đó là ba trải nghiệm khác nhau hoàn toàn. Mỗi lần có

những sự nhấn mạnh khác nhau. Chúng đang tìm kiếm sự giống và khác nhau giữa ba trải nghiệm đó.

Bây giờ, chúng ta hãy nghiên cứu những lợi ích của việc kích thích thị giác. Chúng ta lấy một tấm

bìa to màu trắng có in chữ “Mẹ” màu đỏ. Chúng ta cầm tấm bìa đó lên và nói “Mẹ”. Chúng ta lặp đi
lặp lại điều đó nhiều lần trong ngày. Đối với trẻ, tấm bìa chúng nhìn trong mỗi lần khác nhau là hoàn
toàn giống nhau. Thực tế, trông nó không khác nhau bởi vì nó không hề khác nhau. Kết quả là nó có thể
học điều đó thông qua hình ảnh nhanh và dễ dàng hơn rất nhiều so với qua âm thanh.

Chúng ta nên bắt đầu với những từ đơn lẻ. Hãy chọn bảy từ mà bạn sử dụng thường xuyên nhất và

cũng là quan trọng nhất đối với những đứa trẻ sơ sinh như tên của trẻ, từ “Mẹ” và “Bố” và các bộ
phận trên cơ thể của trẻ. Đây là một cách “khởi động” rất tốt.

Do bạn bắt đầu chương trình của mình với một trẻ sơ sinh nên cỡ chữ trong tấm bìa phải rất to. Bạn

phải dùng tấm bìa có kích thước 15×55cm, chữ cao 12,5cm và nét chữ rộng 2cm hoặc hơn. Các chữ
phải in đậm để có được sự sắc nét cần thiết đối với một đứa trẻ mới sinh. Nên nhớ rằng đây là những
kích thích thị giác đầu tiên và trước nhất.

Nếu bạn bắt đầu chương trình của mình khi trẻ vừa mới được sinh ra hoặc được sinh ra vài ngày,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.