mật hiệu của quân sư."
"Một loại bát vẽ hoa văn gà trống đặc biệt của vùng Quảng Đông, Phúc
Kiến."
"Chỉ dòng sông nằm gọn trong lãnh thổ."
"Đây là một khái niệm trong phong thủy, muốn tìm ra long mạch, thì phải
xác định được tinh thể, chân long phát mạch, lạc mạch, kết huyệt... đều có
tinh tú hiển lộ ra."
"Tác giả sử dụng hiện tượng đồng âm, chữ “khai đường” (mở minh đường
trong phong thủy) và “khai đường” (mổ bụng) đọc giống nhau nhưng là hai
chữ khác nhau."
"Tác giả chú thích: Thượng Đế hội chịu ảnh hưởng của Hồng môn, cũng sử
dụng rất nhiều ám ngữ nội bộ của Hồng môn, vân trung tuyết là đao, phi là
động từ, nghĩa cả câu là dùng đao chém đầu."
"Bát Môn, tức là tám cửa. Tám cửa gồm có Hưu môn, Sinh môn, Thương
môn, Đỗ môn, Cảnh môn, Tử môn, Kinh môn và Khai môn. Tám cửa này là
từ tám phương vị của Bát quái mà ra."
"Tác giả chú thích: theo biên chế của quân Thái Bình, hai mươi lăm người là
một lượng, quan quân đứng đầu lượng gọi là Tư mã."
"Từ tập này, An Long Nhi đã trở thành một chàng trai 17 tuổi, nên cách
xưng hô sẽ thay đổi theo cho phù hợp."
"Nhà lớn kiểu Tây Quan, hay còn gọi là nhà kiểu cổ, là loại nhà dân truyền
thống mang đậm nét đặc sắc của vùng Lĩnh Nam, được xây dựng nhiều ở
vùng Tây Quan, Quảng Châu, Trung Quốc."
"Cách cách: là lối xưng hô đối với các cô gái chưa chồng trong tiếng Mãn,
dịch thẳng sang tiếng Hán là “cô nương”, sau khi triều Thanh thành lập, cách
cách liền trở thành một phần trong phong hiệu chính thức của các phụ nữ
quý tộc người Mãn, kết cấu và cách dùng tương đương với “phu nhân”. Đối
với người Mãn, bất luận thân phận cao quý sang hèn, chỉ cần là con gái chưa
lấy chồng, đều có thể gọi là cách cách, nhưng khi sử dụng làm phong hiệu và
khi người Hán sử dụng, thì đa phần đều chỉ các phụ nữ trẻ có thân phận tôn
quý. Trong văn hóa hiện đại, do chịu ảnh hưởng của các tác phẩm điện ảnh
và truyền hình, ý nghĩa của từ này lại tương đương với “công chúa”, có khác
biệt tương đối xa với cách dùng trong lịch sử."
"Nguyên văn: “不斯⽂” (bất tư văn), nghĩa là vô văn hóa. Ở đây Sái Nguyệt
chơi chữ để mắng Cố Tư Văn."
"Một loại cháo đặc sản của Quảng Đông, gồm có cháo, cá, tôm, thịt bằm,
đậu phộng, quẩy và hành lá."
"Tác giả chú: trong hệ thống ám ngữ của Hồng môn, ngồi nhà khách tức là
chỉ việc ngồi đại lao, nhưng từ rất lâu cách nói này đã trở thành tục ngữ
thông dụng ở Quảng Châu."
"Lời giải nghĩa quẻ bói."