Để đảm bảo cho trẻ có một trí tuệ minh mẫn và khỏe mạnh,
chúng ta cần dạy trẻ biết tư duy theo nhiều hướng.
Tính nhất quán
Người lớn cần biết cách tổ chức, sắp xếp tài liệu một cách hợp lí
và thống nhất để thiết lập nên một chương trình học nhất quán.
Một chương trình dạy đơn giản, có tổ chức, nhất quán sẽ thành
công hơn nhiều so với một chương trình quá tham vọng mà đôi khi
các bậc cha mẹ hay mắc phải.
Xem lướt qua các tài liệu hàng ngày cũng là một cách để ghi nhớ
chúng, sự thích thú học tập của trẻ xuất phát từ các kiến thức mà
chúng được học và việc chuẩn bị tốt các tài liệu dạy học cần được làm
hàng ngày.
Tuy nhiên, đôi khi chúng ta cũng không nên theo quá sát chương
trình dạy, việc này cũng không làm ảnh hưởng nhiều tới trẻ. Khi có cơ
hội chúng ta nên bỏ hẳn chương trình dạy cho trẻ, khi trong gia đình
có những xáo trộn như có thêm em bé, chuyển nhà hay trong nhà có
ai đó bị ốm. Trong những thời điểm này, tốt nhất là dừng hẳn không
dạy trẻ nữa, mà chỉ nên dạy trẻ Toán trong những tình huống thường
ngày như đơn giản chỉ là đếm xem có bao nhiêu ngón tay trên một
bàn tay hay có bao nhiêu bông hoa trong lọ, có bao nhiêu bậc thang từ
tầng một lên tầng hai.
Càng không nên dạy trẻ nửa vời trong những lúc này, bởi điều đó
làm trẻ và cả chúng ta thấy chán nản. Khi có thể quay lại dạy trẻ, bạn
nên bắt đầu lại từ phần bạn dừng, đừng dạy lại từ đầu.
Dù bạn định thực hiện một chương trình đơn giản hay phức tạp
thì hãy nhớ đến tính nhất quán của chúng. Bạn sẽ thấy sự tự tin và
hứng thú của trẻ tăng lên từng ngày.
Kiểm tra
Dạy học cho trẻ như việc cho trẻ những thông tin mới hay tặng
cho trẻ một món quà và kiểm tra lại là cách để lấy lại những điều đó.
Dạy học là một quá trình tự nhiên và thú vị - kiểm tra lại là quá
trình rất khó chịu và đáng ghét.