C
LỜI GIỚI THIỆU
hẳng có gì ngạc nhiên khi ngày nay, nhiều bậc huynh và
giáo viên cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức khi dạy dỗ trẻ. Chúng
ta cứ bị cuốn vào những giả định của xã hội về phương
thức nuôi dạy, giáo dục thế hệ tương lai. Trong chuyện học hành
của con trẻ, ai cũng bảo cần thúc đáy trẻ “càng nhanh càng tốt”.
Mọi người cho rằng từng giây từng phút của trẻ đều cực kỳ quan
trọng, rằng trẻ con như những tờ giấy trắng và người lớn phải là
họa sĩ để vẽ lên đó những hình họa đặc sắc nhất. Những giả định
đó và sự phát triển của trẻ hoàn toàn đi ngược lại các thông điệp
rút ra từ các trường đại học, nơi các chuyên gia về sự phát triển
của trẻ em đã miệt mài nghiên cứu về quá trình phát triển và học
hỏi của trẻ. Quyển sách này sẽ cho bạn cái nhìn mới mẻ về sự
phát triển của trẻ dưới góc độ khoa học, từ đó góp phần loại bỏ
thực trạng “sống vội” của vô số trẻ em, phụ huynh và giáo viên.
Lần đầu tiên chúng tôi nghĩ đến việc viết quyển sách này là vào
giữa những năm 1980, khi giáo sư David Elkind của Đại học Tufts
đến Philadelphia để nói về quyển sách nổi tiếng của ông: The
Hurried Child (tạm dịch: Đứa trẻ sống vội). Giáo sư Elkind đã đề
cập đến vấn đề này từ rất lâu, trước khi “thập kỷ trí não” diễn ra -
tức là giai đoạn các bậc phụ huynh được bảo phải đưa việc phát
triển trí não của trẻ vào danh sách “những việc cần làm ngay”.
Ông lo ngại khi thấy trẻ mẫu giáo bị “người lớn hóa” vì luôn phải
mặc những bộ trang phục chỉnh tề, tham gia các hoạt động của
người lớn như: học vi tính, nữ công gia chánh, tập đá bóng… Chỉ
cần hai lần gõ phím tìm kiếm các thông tin nuôi dạy con cái trên
Internet, những bậc phụ huynh sẽ đọc được ngay những lời cảnh
báo của ông về vấn đề này. Lúc bấy giờ, tôi (Kathy) là giáo sư cấp
dưới tại trường Haverford và đảm nhận nghiên cứu đề tài “Những
đứa trẻ sống vội”. Quả thật, tôi đã cực kỳ ấn tượng với giáo sư
1