ĐỂ LÀNH BỆNH TỰ NHIÊN - Trang 34

huấn luyện về thực vật học trong Y khoa (medical botany) và vì môn này bị phân cực quá cao (highly
polarized), và một vài người có trách nhiệm cho rằng dùng dược thảo trong Y khoa không những là
không có khoa học, chỉ dựa thuần túy trên những bằng chứng lưu truyền, mà còn nguy hiểm nữa. Nói
như vậy là đứng ở tư thế chưa có thông tin đầy đủ. Không những có những thứ thuốc tây quen thuộc
ngày nay được chế tạo từ cây lá; mà có cả một nỗ lực ngày hôm nay để nghiên cứu những cách thức
chữa trị bằng dược thảo cổ truyền bằng những phương pháp của khoa học hiện đại. Nói chung, dược
thảo cây lá trị bệnh an toàn hơn thuốc tây (pharmaceutical drugs) vì chất cấu tạo chủ động của chúng
đã được làm loãng bớt đi bằng vật liệu không tác dụng (inert material) và được cải tiến bằng thành
phần thứ hai. Mặt khác, những nhà sản xuất những sản phẩm dược thảo thường đưa ra những lời công
bố không có bằng chứng cụ thể để có thể bán hàng trong một thị trường tranh đua rộng lớn không có tổ
chức điều hành chặt chẽ.
Hãy lấy trường hợp chất thuốc Ginkgo biloba. Hàng chục những bài viết khoa học nói về chất hóa học
và dược tính của nó, căn cứ vào sự thử nghiệm trên súc vật và người, đã xuất hiện trên những tạp chí
tốt, dù những tạp chí này không phải là thứ được đọc bởi những y sĩ Mỹ (Tôi không quên nghĩ đến một
vị y sĩ tôi biết thường đọc tờ Planta Medica, một tờ báo của Đức và là một trong những báo tốt). Nếu
bạn điểm qua loại văn chương tài liệu phong phú về ginkgo, bạn sẽ tìm thấy bằng chứng rằng nó tăng
lên số lượng máu luân lưu trong cơ thể, đặc biệt là ở đầu. Nó đã được chứng tỏ là một loại thuốc điều
trị hữu hiệu và không có chất độc cho chứng rối loạn về thính giác và sự quân bình sinh ra do sự luân
lưu yếu kém của máu đến tai và trí nhớ kém cùng những nhiệm vụ của tinh thần do máu cung cấp cho
bộ óc bị khiếm khuyết. Nó không có chất độc nếu so với thuốc tây dùng để trị những trường hợp này.
Những sự tác dụng được biết đến của chất chắt lọc từ ginkgo cũng hiển nhiên như những kết quả vừa ý
được trình bày trong lá thư của người đàn bà ở Chicago, nhưng những công hiệu mà bà ta kể về
chuyện bà ta đã kinh nghiệm đã đi xa hơn những tác đụng đã được biết của thuốc. Ngoài ra, liều lượng
mà dùng như vậy là thấp. Liều lượng có hiệu quả theo tiêu chuẩn thường là một ngày ba lần, mỗi lần
ba viên. Ngay với liều lượng như thế, bệnh nhân được khuyến cáo nên kiên nhẫn; hiệu lực của thuốc
ginkgo thường không xuất hiện trước sáu hay tám tuần dùng thuốc liên tục. Cho nên ngay cả khi chúng
ta chấp nhận câu chuyện là đúng, thì vẫn còn có câu hỏi về sự phân công của nguyên nhân và kết quả.
Liệu thuốc Ginkgo gây ra những thay đổi bổ ích chăng?
Câu hỏi này đã nêu lên một vấn đề hóc búa để làm cho thêm nhiều bác sĩ quăng những lời chứng nhận
vào sọt rác. Ai cũng biết rằng niềm tin trong Y khoa có thể tạo ra những kết quả thuận lợi ngay cả khi
chất thuốc dùng không có hiệu quả. Đây là một sự đáp ứng của thuốc giả (placebo), nhiều bác sĩ
không thích chuyện này vì nó làm vẩn đục những cuộc thí nghiệm của họ và có vẻ không được khoa
học cho lắm nếu nhìn lăng kính của mô hình thực vật Y khoa (biomedical). Tôi coi sự tác dụng của
thuốc giả (placebo response) là một ví dụ thuần túy của chuyện lành lặn phát sinh ra từ tâm trí; chứ
đây không phải là chuyện ruồi bu; nó có khả năng trở thành một đồng minh chữa bệnh mà bác sĩ có thể
tìm đến trong nỗ lực làm giảm nhẹ cơn bệnh. Tôi còn tin xa hơn nữa là nghệ thuật của Y khoa là sự lựa
chọn của những phương pháp chữa trị và phương cách điều trị của họ đến bệnh nhân sẽ làm tăng tiến
thêm sự hữu hiệu thông qua tác động của những phản ứng do thuốc giả gây nên. Cách tốt nhất mà một y
sĩ để làm chuyện này là dùng những cách chữa trị mà bạn thật tình tin tưởng, bởi vì cái niềm tin bạn
đặt vào những chuyện bạn làm gây xúc tác niềm tin của bệnh nhân của bạn.
Không may mắn thay, quan điểm về thuốc giả không còn được hợp thời nữa ngày nay. Nhiều bác sĩ
không muốn dính dáng gì đến thuốc giả nữa, họ chỉ thích những phương pháp chữa trị "thật" hữu hiệu
qua những cơ cấu sinh hóa tương tự. Họ cũng muốn những phương pháp chữa trị có những kết quả cụ
thể ("giống như cây đũa thần" vậy). Nếu một vị thuốc bắt đầu có hiệu quả trong nhiều điều kiện khác
nhau, nhiều bác sĩ sẽ mất hứng thú vào nó, vì họ nghĩ thiếu sự đặc trưng riêng biệt có nghĩa là thiếu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.