CHƯƠNG 6: VAI TRÒ CỦA TÂM TRÍ TRONG CHUYỆN LÀNH
LẶN
"Tôi Sẽ Chiến đấu với chuyện này!"
Tôi rất thường nghe những bệnh nhân tuyên bố quyết tâm chiến đấu của họ đối với căn bệnh đe dọa
đến tánh mạng. Lối xử sự của họ được hỗ trợ bởi sự khôn ngoan thường tình và bởi những quy luật
thông thường của xã hội. Chúng ta rất thoải mái với biểu hiện và hình ảnh của cuộc chiến tranh trong
sự tiếp cận của chúng ta với bệnh tật. Chúng ta đề ra những cuộc chiến tranh chống ung thư và sự
nghiện ngập ma túy. Chúng ta trông chờ những nhà khoa học Y khoa phát triển những vũ khí mới chống
lại vi trùng và những nhân tố khác của bệnh. Bác sĩ luôn luôn nhắc nhở đến những nhà bào chế thuốc
(pharmacopeia) như là "đạn dược điều trị." Thật là chuyện không đáng ngạc nhiên khi người bệnh
nhan cố gắng lấy lại sức khỏe bằng cách tham gia những vai trò chiến đấu giả định ấy.
Trải qua nhiều năm tôi đã từng phỏng vấn những người bệnh nhân đàn ông và đàn bà có kinh nghiệm
với chuyện lành lặn. Tôi dần dần có cảm giác là "chiến đấu chống điều này nọ" có lẽ không phải là
cách tốt nhất để thu lượm kết quả như ý muốn. Cho dù không có một ai đề ra tình trạng tâm trí có
tương quan giống y như sự khởi động của hệ thống lành lặn, có một luận điểm chắc chắn trong cuộc
phỏng vấn là cho rằng nên chấp nhận chuyện có bệnh hơn là phấn đấu chống lại. Chấp nhận có bệnh
thường là một phần của sự chấp nhận lớn hơn của cái tôi vốn tượng trưng cho một sự chuyển biến tâm
thức rõ rệt, một sự chuyển biến có thể khởi đầu cho sự chuyển biến của cá tánh và kéo theo nó là sự
lành lặn bệnh hoạn.
Tôi cảm thấy khó khăn khi nói chuyện với những nhà khoa học Y khoa về chuyện có thể xảy ra này,
bởi vì có những hố sâu ngăn cách to lớn tồn tại giữa sự hiểu biết khoa học về sự giao tiếp giữa tâm trí
/ thể xác và những cảm nhận của quần chúng về chuyện này. Mới đây tôi nhận được thư của một người
đàn bà mới tham dự một khóa hội thảo do tôi tổ chức để nói về tương lai của ngành thuốc. Bà ta viết:
"Tôi là một chuyên viên Y khoa đã làm việc trong môi trường bệnh viện trong vòng nhiều năm, tôi trở
nên lạc lõng với mẫu mực truyền thống Y khoa truyền thống. Dường như đối với tôi, nền Y khoa đang
thực hành là hoàn toàn chỉ có một chiều. Tôi trở nên thích thú với những khuynh hướng tâm trí hòa hợp
với thể xác trong sự lành lặn, và tôi tiếp tục theo đuổi học hỏi những gì tôi có thể học về sự kết nối
giữa tâm trí và thể xác. Từ đó tôi tăng tiến cái nhận thức của tôi về cái sức khỏe thật sự bao gồm tâm
trí, thể xác, và tâm linh. Tôi tin rằng như một xã hội, chúng ta sẽ có một bước vọt vĩ đại trong những
khả năng tạo nên sự lành lặn cho chúng ta khi những yếu tố tâm trí - thể xác - tâm linh được chấp nhận
và hiểu thấu bởi tất cả mọi người. "
Người viết nói cho nhiều người hôm nay với sự nhiệt tình về một nền Y khoa bao gồm tâm trí /thể xác.
Có rất nhiều sách, những mẫu chuyện trên báo, và những chương trình truyền hình về đề tài này, một số
trong đó giới thiệu những bác sĩ và những nhà nghiên cứu đổ hết tâm lực để tăng tiến kiến thức của vai
trò tâm trí trong sức khỏe và bệnh tật. Những gì quần chúng không hiểu là những nỗ lực rõ ràng này
không đại diện cho Y khoa và khoa học nói chung. Thực ra, có rất ít người trong nền Y khoa đặt nặng
vấn đề nghiên cứu lãnh vực tâm trí / thể xác một cách nghiêm túc; và có những nhà nghiên cứu có
chức tước, họ là những người đề ra những gì phải nghiên cứu trước và ảnh hưởng đến chuyện chi tiêu,
tỏ ra khinh thường những đồng nghiệp làm chuyện nghiên cứu đó. Chuyện nghiên cứu về điều này luôn
có phẩm chất kém cỏi. Y học về tâm trí, thể xác không được dạy trong những trường Y khoa, ngoại trừ
thỉnh thoảng một khóa chọn lọc. Trong lúc đó, những ủng hộ viên của mô hình Sinh Y (biomedical
model) lại hoan hỷ vui mừng về những gì mà họ thấy là sự chinh phục hiển nhiên của biên giới cuối
cùng: sự nhận thức của con người. Có sự đồng ý ngày càng gia tăng trong nền khoa học hiện hành là