(real cure) là do hệ thống miễn nhiễm, vốn không đủ sức chấm dứt một sự nhiễm trùng vì nó bị tràn
ngập bởi toàn những vi khuẩn và tất cả những sản phẩm độc hại gì mà chúng có thể làm ra. Dĩ nhiên,
hệ thống miễn nhiễm tự nó là một bộ phận của hệ thống lành lặn.
Tôi vẫn duy trì quan điểm là nguyên nhân thông thường cuối cùng của tất cả những chuyện chữa lành
là do ở hệ thống lành lặn, cho dù có hay không có sự chữa trị áp dụng vào. Khi sự chữa trị hữu hiệu,
chúng có được là do khởi động những cơ cấu lành lặn bẩm sinh. Sự chữa trị - bao gồm thuốc men và
giải phẫu- có thể làm cho sự lành lặn thuận tiện và tháo gỡ những chướng ngại dính với nó, nhưng sự
chữa trị không giống như sự lành lặn. Sự chữa trị hình thành từ bên ngoài bạn; sự lành lặn đến từ bên
trong bạn. Tuy thế, từ chối sự chữa trị trong lúc chờ đợi sự lành lặn có thể là một điều ngu xuẩn.
Tôi nhớ lại chuyện một con người tu hành bị kẹt trong một cơn lụt. Lúc nước bắt đầu dâng cao quanh
nhà ông, ông chăm chú cầu nguyện, và vững tin rằng Thượng đế sẽ cứu ông. Cuối cùng thì ông buộc
phải leo lên nóc nhà nhưng ông vẫn tiếp tục cầu nguyện. Có hai người trong toán giải cứu lái thuyền
chèo chạy trước căn nhà bị ngập lụt và kêu ông ra để cứu ông. Người đàn ông từ chối, ông nói
“Thượng đế sẽ cứu tôi. ". Một lát sau nữa, lúc mực nước đã lên tới mắt cá ông, một chiếc thuyền máy
giải cứu lại chạy ngang và đề nghị giúp đỡ ông. Người đàn ông đáp, "Ô không, cám ơn. Tôi tin tưởng
Thượng đế sẽ cứu tôi.” Cuối cùng, một chiếc máy bay trực thăng của vệ binh quốc gia bay ngang đầu
và thả thang dây xuống. Mặc dù nước đã lên tới cổ, người đàn ông vẫn xua đuổi máy bay đi ông nói
với phi hành đoàn chiếc máy bay trực thăng, "Thượng đế sẽ cứu tôi”. Nhưng trong chốc lát nước đã
bao phủ lấy đầu ông, và sau một cuộc vùng vẫy ngắn ngủi, ông chết đuối. Điều kế tiếp ông biết là ông
lên thiên đàng, đứng cạnh Thượng đế và hỏi ngài, “Sao ngài không cứu con, Thượng đế? Lòng tin của
con nơi ngài không bao giờ lay chuyển. Sao ngài lại bỏ rơi con như thế?" Thượng đế giận dữ mà quát
rằng, "Bỏ rơi ngươi à? Ta đã gửi một thuyền đến cứu cấp. Rồi lại một thuyền máy tới cứu nguy. Sau
đó ta gửi đến cho ngươi một chiếc máy bay trực thăng. Thế thì ngươi còn đợi chờ gì nữa?”
Làm sao tôi biết sự chữa trị thích hợp?
Bạn phải học hỏi loại thuốc gì có thể hay không thể hoàn thành chức năng chữa bệnh của nó, những
bệnh gì chịu sự chữa trị thông thường (conventional treatment) và những bệnh gì không chịu. Có thể
dựa vào hệ thống lành lặn tốt hơn là dựa vào thuốc. Chẳng hạn như thử xem xét bệnh truyền nhiễm. Sự
tiến bộ Y khoa tuyệt vời nhất của thế kỷ hai mươi là sự giảm thiểu của bệnh truyền nhiễm bằng những
phương tiện tăng cường sự sạch sẽ của quần chúng, chủng ngừa và trụ sinh. Vào đầu thế kỷ này, bệnh
truyền nhiễm gây nhiều chết chóc cho trẻ em và người trẻ tuổi. Vào cuối thế kỷ này, bệnh thoái hóa
kinh niên, phần lớn ở người già hơn, đã thay thế bệnh truyền nhiễm như một loại bệnh tật mà thường
thường bác sĩ được gọi đến để điều trị. Với sự thay đổi này, mọi người trong xã hội chúng ta đã trở
nên bằng lòng vừa ý về bệnh truyền nhiễm, ít nhất là những bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra
(bacterial infections), tin rằng trụ sinh - thuốc thần diệu- đã cho chúng ta sự bảo vệ hoàn toàn.
Quan điểm này không được những chuyên viên trị bệnh truyền nhiễm chia sẻ, họ là những người chứng
kiến sự tăng cao không ngừng nghỉ của những cơ cấu kháng cứ lại những thuốc mạnh nhất của chúng ta.
Có những bệnh mà người ta tưởng rằng đã chiến thắng được rồi như bệnh lao (tuberculosis), đã nổi
lên sống dậy trở lại. Những cơ cấu mà người ta tưởng chúng như không còn đủ sức chống cự, như loại
vi khuẩn gây ra bệnh lậu (gonorrhea), giờ đây lại có khả năng chống cự lại thuốc. Tệ hơn nữa, mức độ
phát triển sự đề kháng ngày càng tăng, như tốc độ truyền bệnh của nó. Một thứ trụ sinh mới có thể có
hiệu quả trong vòng vài tháng, giờ đây những vi trùng (germs) học được cách trung hòa được thuốc
(neutralize); và có lần những mầm mống chống đối của bệnh xuất hiện ở Chicago, chúng lan qua thủ
đô Bắc Kinh của Trung cộng chỉ trong vòng có vài tuần lễ. Sự thật phũ phàng là chúng ta đang thua
cuộc trong cuộc chạy đua với vi khuẩn.
Những sự phát triển đáng ngại ấy nêu ra một câu hỏi quan trọng. Liệu có tốt hơn khi đặt niềm tin của