Trong những giờ cuối cùng trên đất Mỹ, Lệ tìm cách liên lạc với những
người bạn Mỹ đã từng ủng hộ họ Ngô lên cầm quyền. Đức Hồng y
Spellman, người đỡ đầu cho Ngô Đình Diệm. Thượng nghị sĩ Mansfield,
đại tướng ở Daniel, giáo sư Wesley Fishel, các lãnh tụ nghiệp đoàn Thiên
Chúa giáo, chính khách kiêm văn sĩ Joseph Buttinger, ký giả Alsop, cựu đại
sứ Nolthing nhân vật đã được mệnh danh là "người của Đệ nhất phu nhân
Việt Nam ở toà đại sứ Mỹ", cựu giám đốc CIA ở Sài Gòn. Richard. Nhưng
chủ trương dục tình phục vụ cho chính trị của đệ nhất phu nhân không còn
hiệu lực nữa và "Tham vọng phu nhân trở thành báo thù phu nhân"
(Madame Ambition est devenue Madame Revanche) như lời báo chí tặng
nàng.
Trên chiếc máy bay rời Hoa Kỳ đi La Mã, Lệ mang theo những số báo và
tạp chí Mỹ mới xuất bản nói về đảo chánh ở Sài Gòn.
Lệ và con gái vẫn thắc mắc, ngờ vực về cái chết của anh em Diệm, qua các
nguồn tin nhận được. Lệ đọc ở tạp chí đăng bài tường thuật dài về những
biến chuyển trong cuộc tấn công dinh Gia Long.
Ký giả Stanley Karnow kể lại giờ phút cuối cùng của anh em Ngô Đình
Diệm: Khi ba chiếc thiết giáp tới nhà thờ, quân Cách mạng ngần ngại
không bắt tổng thống và em của ông ta ngay. Thay vào đó họ cho một sĩ
quan trước kia trung thành với ông tới để lừa ông ra ngoài. Khi thấy viên sĩ
quan trung thành. Diệm và Nhu mới ra mặt, quân cách mạng lập tức ào ra
bắt hai người, trói hai tay sau lưng và xô lên xe thiết giáp. Không biết vì lý