Trong thời Đệ nhất Cộng hoà của miền Nam Việt Nam, Trần Lệ Xuân bị
cho là người lộng quyền. Việc Ngô Đình Diệm để cho bà cũng như Ngô
Đình Thục, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Luyện và người em út Ngô Đình Cẩn
tham gia sâu vào việc nước tạo nên hình ảnh gia đình trị độc đoán kiểu
phong kiến.
Trong sự kiện Phật Đản 1963, ngày 3 tháng 8 năm 1963, trong cuộc nói
chuyện với phụ nữ bán quân sự, Trần Lệ Xuân lên tiếng rằng "hoạt động
của Phật Giáo là một hình thức phản bội xấu xa...". Về sự tự thiêu của hòa
thượng Thích Quảng Đức, bà nhiều lần công khai phát biểu "Vỗ tay hoan
nghênh các vụ tự thiêu, nếu ai có thiếu xăng dầu thì tôi sẽ cho" và gọi vụ tự
thiêu là "nướng thịt sư". Trả lời phỏng vấn của ký giả báo New York Times,
Trần Lệ Xuân nói: "Tôi còn thách mấy ông sư thêm mười lần nữa. Phương
pháp giải quyết vấn đề Phật Giáo là phớt tỉnh, không cần biết tới". Các
hành động, phát biểu thiếu cân nhắc và quá khích của bà góp phần đổ thêm
dầu vào lửa dẫn đến cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11 năm 1963, chấm dứt
nền Đệ nhất Cộng hòa của Việt Nam Cộng Hòa.
Trần Lệ Xuân cũng là người khởi xướng kiểu áo dài cổ thuyền, khoét sâu
(mà dân chúng vẫn gọi nôm na là "Áo dài Trần Lệ Xuân") tạo ra một làn
sóng thời trang áo dài hở cổ mới mà những người cổ học lên tiếng phê
phán.