ĐỆ NHẤT PHU NHÂN TRẦN LỆ XUÂN - Trang 8

Lệ Xuân và Phụ nữ bán võ trang(Nguồn: Mõ Hà Nội)

Đệ nhất phu nhân của Hoàng Trọng Miên là một truyện dài đăng báo, được
viết vào năm 1965, hai năm sau khi chế độ Diệm Nhu bị phe quân nhân lật
đổ. Thực hiện chính sách "thay ngựa giữa dòng", Toà Nhà Trắng hy vọng
tạo dựng được một chính quyền tay sai tin cậy và đắc lực hơn trong công
việc thực hiện mưu đồ xâm lược của chúng tại miền Nam Việt Nam.

Tác giả đã dựa vào sự kiện có thực để tiểu thuyết hoá cuộc đời của Trần Lệ
Xuân, một người đàn bà đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong chế độ
Diệm, từ thời Lệ Xuân còn là cô gái lãng mạn, sống trong gia đình có
những sinh hoạt phóng túng thuộc giới gọi là đài các thượng lưu của xã hội
cũ, chịu ảnh hưởng đậm đà của văn hoá Pháp, một thứ văn hoá đã được
thực dân nhào nặn cho hợp yêu cầu thống trị ở các thuộc địa, đến lúc làm
dâu họ Ngô rồi trải qua các biến cố lịch sử đưa đẩy mà thành Đệ nhất phu
nhân.

Sống cạnh người chồng cố vấn chính trị gần như bất lực và người anh
chồng Tổng thống không vợ, không con, có nhiều mặc cảm đối với phụ nữ,
Lệ Xuân đã áp đảo được những kẻ cầm đầu chế độ bằng giới tính của mình,
đã đồng hoá những dục vọng dồn nén với khát vọng về quyền hành, biến
các phiêu lưu tình ái thành những thủ đoạn chính trị, lấy bản thân mình làm
một công cụ xây dựng sự nghiệp mưu bá đồ vương cho gia đình chổng và
cho riêng mình. Tất cả những tấn tuồng mà cái động lực chủ yếu, tiềm tàng
và sôi nổi là sự đam mê quyền lực, đã xô đẩy những con người của nhà họ
Ngô tìm đủ mọi cách choài lên qua những kẽ hở lịch sử, và vượt khỏi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.