ĐỊA CHÍNH TRỊ CỦA LOÀI MUỖI - Trang 19

Ngưỡng mộ nhưng vẫn e ngại

Nếu côn trùng đã chứng minh được khả năng sinh tồn của chúng sau

hàng triệu năm, thì sự thành công đáng kinh ngạc đó cũng đi kèm với nhiều
tổn thất nghiêm trọng mà chúng ta, con người, đang phải trả giá.

Bệnh lây truyền “do trung gian truyền bệnh” là gì?

Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra định nghĩa rõ ràng.

“Vật chủ trung gian truyền bệnh là các cơ thể sống có khả năng truyền mầm bệnh (virus,

ký sinh trùng) từ ký chủ nhiễm bệnh (động vật hoặc người) sang một cơ thể khác. Vật chủ

trung gian truyền bệnh phổ biến nhất là các loài côn trùng hút máu. Khi hút máu, chúng hút

luôn cả các vi sinh vật gây bệnh ký sinh trong cơ thể của ký chủ nhiễm bệnh (người hoặc động

vật), sau đó chích truyền sang một ký chủ khác ở lần hút máu tiếp theo.”

Theo cách đó, các loài ruồi, ve, mòng, bọ chét và rệp tặng cho chúng ta

nhiều chứng bệnh nặng, đôi khi cả những căn bệnh chết người (bốn trăm
nghìn người chết mỗi năm).

Có kể mãi cũng không hết được những căn bệnh ngoại lai này: bệnh

Leishmania do nhiễm ký sinh trùng, bệnh rickettsia, bệnh sốt xuất huyết
Crimea-Congo, bệnh borreliosis, bệnh ngủ trypanosoma (cám ơn các bạn
ruồi xê xê Phi châu!), và cả bệnh Lyme, bệnh Chagas, toàn những bệnh quá
khó chịu.

Nhưng trong cả đám trung gian truyền bệnh ấy, muỗi mới là loài nguy

hiểm nhất. Vật chủ trung gian này mang mầm bệnh sốt chikungunya, sốt
xuất huyết Dengue, sốt thung lũng sông Rift, sốt vàng da, sốt Zika, viêm não
Nhật Bản, sốt Tây sông Nile, giun chỉ bạch huyết, và tất nhiên là cả bệnh sốt
rét. Chỉ riêng sốt rét cũng gây ra hơn bốn trăm nghìn ca tử vong mỗi năm,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.