ĐỊA NGỤC TẦNG THỨ 19 - Trang 125

thành những lời cuối cùng để lại. Nếu coi những hàng chữ hài hước gây
cười này là “lời trối trăng” thì cũng có thể xem chúng là một phương thức
đặc sắc để từ biệt thế gian của xã hội hiện đại!
Nghe nói hiện nay còn có “tiểu thuyết tin nhắn”, mỗi lần đăng 70 chữ, để
người ta đọc trên màn hình. Nếu đăng tiểu thuyết kinh dị thì sao? Người ta
có thể chui trong chăn tối om mà đọc mỗi ngày một đoạn “kinh dị”, thì sẽ
có những đêm hồi hộp biết mấy!
Ít ra là chính Xuân Vũ cũng đang nếm trải những tin nhắn địa ngục!
Nhân lúc còn chưa quá khuya, cô sắp xếp lại tủ sách của mình. Trong đám
sách cũ om om mùi mốc, cô nhìn thấy cuốn “Thần Khúc” - bản dịch tiếng
Trung Quốc, bìa xanh, chẳng rõ in năm nào.
Cô không nhớ ra mình có cuốn sách này. Có lẽ hồi năm thứ hai, khi đăng
ký học môn văn học nước ngoài, cô đã đọc thì phải? Cuốn sách này nói về
địa ngục, nói đúng ra, đây là một bộ truyện thơ dài. Ngoài bìa in nổi bật tên
tác giả - Dante.
Xuân Vũ đương nhiên biết Dante là ai, đó là thi sĩ cuối cùng của Châu Âu
giữa thế kỷ, cũng là thi sĩ hàng đầu của nền văn nghệ thời kỳ phục hưng.
Ông sinh ở Florence nước Ý - cũng là “Phỉ Lãnh Thuý” dưới ngòi bút của
Từ Chí Ma (Thi sỹ “thơ mới” tiên phong Trung Quốc nổi tiếng, nửa đầu thế
kỷ 20. “Phỉ Lãnh Thuý” = một cách phiên âm Florence vào thời kỳ đó).
Đã gần 11 giờ đêm, Xuân Vũ lên giường, đắp chăn đọc cuốn sách này. Cô
giở mấy trang đầu, toàn là thơ in từng dòng, đọc rất vất vả.
Dante sáng tác “Thần Khúc” trong những năm ông bị đi đày, gồm ba phần
“Địa ngục”, “Luyện ngục” (còn gọi là tịch giới) và “Thiên đường”, mỗi
phần có 33 bài thơ, cộng cả bài mở đầu, cả thảy là 100 bài thơ gồm 14232
câu. Cũng như các tác phẩm văn học Châu Âu thời giữa thế kỷ, “Thần
Khúc” vận dụng các câu chuyện ảo du, Xuân Vũ cảm nhận chúng giống
như các tiểu thuyết viễn tưởng ngày nay vậy.
Thi sỹ Dante đã dùng ngôi thứ nhất làm nhân vật chính, miêu tả bản thân
ông vào năm 35 tuổi lạc bước vào rừng sâu tối tăm. Ba con dã thú xông tới,
vào thời khắc cực kỳ nguy hiểm này, mỹ nhân mà ông vẫn thầm yêu là
Beatrice đã cử nhà thơ cổ La Mã Virgil đến ứng cứu, rồi đưa ông đi du lịch

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.