Cho nên mỗi khi Minh Trạm nghĩ đến thì đều phải kinh hồn khiếp vía
thay cho phụ thân của hắn, e sợ không biết khi nào thì sẽ bị đưa đến đế đô
làm chất tử, hoặc là hoàng bá phụ ở tận đế đô một ngày nào đó uống lộn
thuốc rồi hạ chỉ triệt Phiên, sau đó sẽ là gió nổi mây phun, máu chảy thành
sông, yêu hận tình cừu gì gì đó. (chất tử = con tin)
Cũng may hắn là một người câm, không đến phiên hắn đi làm chất tử,
cũng không đến phiên hắn đi đến đế đô để làm tin.
Kỳ thật nói là chất tử thì quá khó nghe.
Toàn bộ triều đình Đại Phượng chỉ có một phiên vương là Trấn Nam
Vương.
Lai lịch của Trấn Nam Vương có vẻ truyền kỳ, nghe đồn Trấn Nam
Vương đầu tiên chính là thân đệ của thái tổ khai quốc, khi dựng nước,
huynh đệ hai người phân chia chênh lệch, thân đệ của thái tổ một mạch dẫn
nhân mã chạy đến Vân Quý làm thổ hoàng đế. Thái tổ bất đắc dĩ, vì thể
diện nên phong cho danh hiệu Trấn Nam Vương. Cai quản cả hai tỉnh Vân
Quý, tất cả thuế má đều giao cho Trấn Nam Vương tự mình quản lý.
Nghe nói hai người có chết cũng không chịu nhìn mặt, chẳng qua vị Trấn
Nam Vương này cả đời không có con nối dõi, cuối cùng chỉ đành để thái tổ
chọn một tiểu hài nhi cho làm con thừa tự, kế thừa vương vị.
Sau này nhiều chuyện kỳ lạ hơn lại xảy ra, đa số Trấn Nam Vương đều
không có con nối dõi, toàn chọn hoàng tử đương triều làm con thừa tự. Có
người nói rằng vương vị của Trấn Nam Vương đã bị nguyền rủa, phàm là
kẻ kế thừa vương vị đều đơn bạc con nối dõi, thậm chí không có lối thoát.
Lời truyền miệng này đến phiên Phượng Cảnh Nam thì hoàn toàn bị xem
là hồ ngôn loạn ngữ, nói hưu nói vượn, luận điệu hoang đường.