giờ thấy cả một trận đánh của những người khổng lồ, một địa ngục. Đại đội
ốm yếu lắm nhưng không bạc nhược? Như thế tốt hơn, con hơi bị xúc
phạm... “.
Cứ để cho Béctơrăng thú nhận là bị xúc phạm! Trong báo cáo Lăng le còn
dè dặt hơn: "Chỉ một cuộc hành quân từ 15 đến 16-2 với ba tiểu đoàn đến
cao điểm 561 là thành công (đạt mục tiêu) nhưng phải đánh giáp lá cà. Còn
các cuộc trinh sát khác mục tiêu không đạt. Ngày 5-3 nữa, đến cao điểm
781, tiểu đoàn 1 dù ngoại quốc đã bị đánh lui với những tổn thất".
Chương 4 - “CHÚNG TÔI SỐNG DƯỚI ĐẤT, NHƯ NĂM 1914"
Phòng nhì ở Hà Nội tin rằng - theo tin tình báo - Tướng Giáp sẽ mở cuộc
tấn công vào ngày 15-3, nhưng chỉ đến ngày 11, GONO mới được biết qua
một bức thông điệp của tướng Cônhi: "Theo tôi, giả thuyết cần nhớ hình
như là cuộc tấn công Điện Biên Phủ (...) Khả năng hoạt động khoảng 15-3)
Việt Minh có 27 tiểu đoàn, 20 khẩu pháo 105, 18 khẩu 75, 100 trọng liên
12,7 li phòng không và 16 pháo 37 li. Một trung đoàn phòng không khác
gồm 4 tiểu đoàn tức là 64 pháo bổ sung nữa, được chờ đợi trong những
ngày tới. Riêng nguồn tiếp tế về đạn dược pháo binh ước tính 50 tấn mỗi
ngày. Tất cả chứng minh rằng mặt trận chính sẽ là Điện Biên Phủ nhưng
trong toàn Đông Dương, các đơn vị du kích được lệnh chuyển sang tấn
công để kìm giữ đạo quân viễn chinh không cho rút lực lượng từ các khu
khác về tiếp viện cho xứ Thái.
Đối với tướng Giáp, kẻ thù ưu tiên là không quân, và chỉ thị là phải "tăng
cường các hoạt động nhằm làm tê liệt các phương tiện trên không của kẻ
thù". Đầu tháng 3, vào ban đêm, các đội đặc công Việt Minh đã thâm nhập
vào nhiều căn cứ không quân ở Bắc Bộ, nhất là ở Gia Lâm gần Hà Nội, ở