Nguyễn Tử Quang
Điển hay tích lạ
Lầu Xanh và Thần Mày Trắng
"Lầu xanh" tên chữ "Thanh lâu".
Tào Thực đời Tam Quốc (220-264) có viết:
Thanh lâu lâm đại lộ,
Cao môn kết trùng quan.
Nghĩa là:
Lầu xanh bên đường lớn,
Cửa cao mấy lần then.
Ngày xưa, lầu xanh là nơi các nhà quyền quý, những thiếu nữ khuê các ở.
"Đại lộ khi thanh lâu" nghĩa là đường lớn dựng lầu xanh.
Nhà Tề, vua Võ Đế bắt dân phu và bộ Công cất những lầu cao thật đẹp.
Cửa sổ đều sơn xanh. Nơi này để cho nhà vua ở cùng với các mỹ nữ cung
tần. Rồi lầu đài của các hàng công khanh cũng sơn cửa bằng màu xanh, nên
dân chúng thường gọi chỗ ở của vua chúa, quan lại ở là "lầu xanh".
Về sau, những nhà quyền quý có con gái đẹp, ước mong con nhà mình
được vào chầu nơi cung khuyết nên thường sơn nhà màu xanh cho con gái
ở. Những nhà nào có cửa sổ hoặc lầu đài sơn xanh là nhà có gái đẹp được
nhiều bực vương tôn, công tử chú ý.
Lúc ấy, bọn buôn son bán phấn đem gái đẹp mở nhà rước khách thưởng
hoa, muốn quyến rũ khách yêu hoa hay các bực vương tôn, công tử nên
cũng sơn nhà xanh đón khách.
Ý nghĩa "lầu xanh" biến đổi, lần lần trở thành hoàn toàn một nơi rước
khách yêu hoa, tìm hoa giải muộn.
Vì thế, đến đời nhà Lương, Lưu Diễn có hai câu thơ nói về chữ Thanh lâu
để chỉ chỗ ở của bọn gái điếm:
Xướng nữ bất thăng sầu,
Kết thúc hạ thanh lâu.
Nghĩa là:
Gái hát chẳng xiết buồn,