Thu vén xuống lầu xanh.
Thanh lâu (lầu xanh) về sau dùng để chỉ nhà điếm nuôi bọn gái mãi dâm.
Trong tác phẩm "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du có nhiều tiếng
"lầu xanh":
Lầu xanh có mụ Tú Bà,
Làng chơi nổi tiếng về già hết duyên.
Và khi nói về cuộc đời của Kiều:
Hết nạn nọ đến nạn kia,
Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần.
Lại đoạn tả về tính tình, tư cách hành động của Sở Khanh:
Bạc tình nổi tiếng lầu xanh,
Một tay chôn biết mấy cành phù dung.
Đỗ Mục, một thi hào đời nhà Đường có bài:
Lạc phách giang Hồ tải tửu hành,
Sở yên tiêm tế trường trung khinh.
Thập niên nhứt giác Dương Châu mộng,
Doanh đắc thanh lâu bạc hạnh danh.
Nghĩa (bản dịch của Bùi Khánh Đản):
Quẩy rượu lang thang khắp đó đây,
Lưng thon gái Sở nhẹ trên tay.
Mười năm tỉnh giấc Dương Châu mộng,
Để lại lầu xanh tiếng mặt dầy.
Ở các lầu xanh ngày xưa, các mụ Tú Bà thường dựng một bàn hương án
giữa nhà, có treo một tượng đồ. Tượng này vẽ hình người có đôi lông mày
trắng gọi là thần Bạch Mi (thần Mày Trắng).
Sách "Dã Hoạch biên" có chép: các thanh lâu thường thờ thần Bạch Mi.
Thần này mặt to, râu dài, cưỡi ngựa cầm dao, xem na ná như hình Quan
Công, nhưng lông mày trắng và mắt đỏ.
Không ai hiểu được tranh vẽ ai và lai lịch thần Mày Trắng ra sao. Nhưng