trăng bằng hai vật là bưởi và khoai môn. Rồi được truyền khắp dân gian.
Hai vật này là hai vật chính mà người Tàu dùng để cúng trăng. Sau lần lần,
người ta mới bày thêm bánh in, có đề chữ "Trung thu nguyệt bỉnh", tổ chức
thành một ngày lễ long trọng gọi là Tết Trung Thu.
Vì ngày rằm 8 tháng 8 đúng vào giữa mùa Thu, theo luật âm dương tuần
hoàn, trong một năm được phân định bốn kỳ: Xuân phân, Hạ chí, Thu phân
và Đông chí. Rằm tháng 8 vào thời kỳ Thu phân (giữa mùa thu) lại giữa
tháng 8 nên gọi là tiết Trung Thu.
Tiết Trung Thu đọc trại là Tết Trung Thu.
Khi nói đến Tết Trung Thu là nói đến trăng tròn, trăng sáng, trăng đẹp. Thế
nên người Tàu còn kêu tết Trung Thu là "Lễ trông trăng".
Lễ này có mục đích là trông mặt trăng để đoán định vận mạng quốc gia,
tiên liệu mùa màng... và trông trăng để gợi nguồn cảm hứng cho thi tứ của
tao nhân mặc khách.
Theo cổ học Đông phương thì trăng thuộc về Thủy trong 5 ngũ hành (Kim,
Một, Thủy, Hỏa, Thổ) mà Thủy (nước) là một yếu tố quyết định nghề
nông... Cho nên, vào đêm rằm Trung Thu, nhân dân kéo ra sân mà quan sát
mặt trăng. Nếu trăng vàng thì năm tới sẽ trúng mùa tằm tợ Nếu trăng có
màu xanh, màu lục thì thiên hạ sẽ lâm cảnh thất mùa cơ hàn do thiên tai:
hạn hán, lụt lội. Nếu trăng trong sáng màu cam la, biểu lộ một cảnh thạnh
trị thái bình...
Ấy là ngắm trăng thu để tiên tri thời cuộc, mùa màng, còn tao nhân mặc
khách ngắm trăng thu để gợi nguồn cảm hứng. Những nhà thơ VN cũng
như những nhà thơ Trung Hoa có rất nhiều thơ về trăng thu và về mùa thụ
Nhưng mỗi người có một tính cáh; cũng như thơ có nhiều sắc thái do tình
cảm buồn sầu vì thu hay vui vẻ vì thu chẳng hạn.
Đỗ Phủ, một thi hào danh tiếng thời thịnh Đường (715-766), nhân lênh
đênh phiêu bạt đất khách có 2 năm trời, lòng hoài vọng cố hương nên gởi
lòng trong một bài "Thu hứng" rất lâm ly, áo não:
Ngọc lộ điêu thương phong thụy lâm,