ĐIỂN HAY TÍCH LẠ - Trang 258

đến thưởng ngoạn một thắng cảnh thiên nhiên, xưa nay ít ai biết đến, rồi
ghi lại dấu vết diễm tuyệt trên vách núi để góp một phần tình tứ, một phần
mỹ lệ vào cảnh kỳ quan của hóa công?
Quí phi thích đi tắm suối. Mỗi lần đi phải phí tổn cả hàng vạn bạc. Nghe
nói trên Quái Nham có cảnh đẹp, có suối trong khác thường, ai tắm sẽ được
trường thọ. Vừa tham sống, vừa có tính tò mò nên quí phi đòi Minh Hoàng
cho đi kỳ được.
Muốn cho mỹ nhân vui lòng, Minh Hoàng không quản khó nhọc, hạ chỉ
cho quan lại địa phương phải moi óc nghĩ cách làm cho được con đường
lên núi. Hạn trong nửa tháng, làm xong sẽ hậu thưởng; bằng không sẽ cho
tuột chức nghỉ vô thời hạn.
Tiếp chỉ, quan địa phương xiết bao lo sợ. Sau có người bày cách kết mây
làm cầu, chôn hai cây to dưới đất, rồi từ đó các đợt cầu mây cứ kế tiếp nối
nhau đến tận cửa hang. Vì phải làm gấp và leo trèo khó khăn nên tốn kém
có hơn 10 vạn bạc và số nhân công sơ sẩy bị té chết có hàng trăm.
Cầu làm chắc chắn và đi rất êm. Minh Hoàng và quí phi lên được đến nơi
cho là một cuộc viễn du khó có. Muốn làm kỷ niệm, Minh Hoàng mới tìm
một thợ vẽ khéo, vẽ lại diễm tích trên núi.
Một cuộc tắm mát đã làm cho người yêu như ý, Minh Hoàng vui mừng
khôn xiết, hậu thưởng quan quân và dân chúng miền đó. Nhưng thấy làm
hao hụt hàng vạn của kho và làm chết hàng trăm mạng người, Minh Hoàng
cấm sử quan ghi chép và không ai được nói chuyện ấy.
Tưởng cái diễm tích ấy bị vùi dập trong cái hang bí mật đã trên ngàn năm
nay, và câu chuyện vì cái thú phong lưu "tai ác" giết hại mạng người ấy
chìm trong dĩ vãng đen tối, không ngờ bị quyển "Tây bắc thảm kỳ" chép lại
cuộc du hí của hàng vương giả, vô tình tố cáo với thế nhân.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.