được cùng người ngọc Trung Nguyên âu yếm, tận hưởng tất cả những
khoái cảm của cuộc đời người, không ngờ mối hy vọng nay đã hoàn toàn
tan vỡ.
Văn thơ đời Hán và đời sau có nhiều bài nói về cuộc đời và ca tụng đức
tính hy sinh cao khiết của Chiêu Quân. Đến đời nhà Tấn (265-419), Tấn
chúa Tư Mã Chiêu đổi tên Chiêu Quân là Minh Phi. Thạch Sùng sáng tác
khúc ca gọi là Vương Minh Quân. Có khúc cổ nhạc phủ được phổ biến ở
Trung Hoa xưa gọi là khúc "Chiêu Quân oán", "Chiêu Quân cống Hồ".
Tương truyền cỏ ở chung quanh đất nầy đều màu trắng, chỉ riêng cỏ mọc
trên mộ Chiêu Quân màu đỏ, là giống màu cỏ ở Trung Nguyên mà thôi.
Phải chăng đó là hồn thiêng của đất nước của người kỳ nữ đã hun đúc tạo
thành một vật lạ lùng để tiếng muôn đời.
Trong tác phẩm "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, đoạn diễn tả
khúc Kiều đánh đàn cho Kim Trọng nghe buổi sơ ngộ có câu:
Quá quan này khúc Chiêu Quân,
Nửa phần luyến chúa, nửa phần tư gia.
Trong tác phẩm "Lục Vân Tiên" của cụ Nguyễn Đình Chiểu cũng có câu:
Chiêu Quân xưa cũng cống Hồ,
Bởi người Diên Thọ họa đồ gây nên.
*: theo tư liệu khác, tứ đại mỹ nhân được mô tả theo 4 vẻ đẹp:Tây Thi
"trầm ngư", Điêu Thuyền "nguyệt thẹn", Chiêu Quân "lạc nhạn" (vì chim
nhạn thấy nàng đi cống Hồ, mải nhìn mà đâm vào đá(!?)), Dương quý
phi(Dương Ngọc Hoàn) "hoa nhường". Mỗi vẻ đẹp đều có tích riêng. Tôi
ghi thêm vào đây chứ phần này không có trong tác phẩm.