tư tình. Nàng bỗng rơi lệ, nói:
- Từ ngày thiếp chầu hoàng thượng vẫn được yêu vì, nay may mắn được
điện hạ tỏ lòng thương hương mến ngọc, nhưng biết về sau, khi điện hạ lên
ngôi rồi có còn đoái tưởng đến tấm thân bồ liễu này chăng?
Lý Trị nói:
- Ngày sau ta lên ngôi sẽ phong nàng làm chánh hậu.
Võ Tài Nhơn mừng rỡ nói:
- Xin điện hạ hãy cho thiếp một vật để làm tin.
Lý Trị liền cởi chiếc nhẫn co chạm chín con rồng trao cho Tài Nhơn.
Lúc bấy giờ có quan Tư thiên giám xem thiên văn, tiên đoán nhà Đường
sau bị nữ chúa họ Võ chuyên quyền nên yêu cầu nhà vua phải trừ trước để
dứt hậu hoạn. Vua không tin, nhưng chiều ý quan Tư thiên giám nên cho
Võ Tài Nhơn ra ở chùa Hưng Long mà tu hành, suốt đời không được cải
giá.
Lý Trị thương nhớ Tài Nhơn, lén cho người đến chùa dặn nàng đừng xuống
tóc, chờ ngày triệu vào cung.
Tài Nhơn vốn hiếu dâm, ăn quen nhịn không quen. Cảnh chùa lại thanh
vắng. Ngày ngày chẳng làm gì khiến lòng xuân càng bồng bột. Nàng mưu
cùng mụ vãi già làm mối để được tư thông cùng lão thày sãi ở chùa Bạch
Mã cho cuộc đời đỡ lạnh, đỡ khát, đỡ thèm.
Chẳng bao lâu vua Thái Tông phát bịnh thăng hà, Lý Trị lên ngôi xưng hiệu
Cao Tông, truyền đem xe giá lên chùa rước Võ Tài Nhơn về, phong làm
Chiêu Nghi, cải tên là Võ Tắc Thiên. Rồi nàng được phong làm hoàng hậu.
Cao Tông ở ngôi được 34 năm, vì té bị trọng thương mà chết. Võ Tắc
Thiên dùng mưu lập kế phế con. Cuối cùng lên ngôi hoàng đế, xưng hiệu
Tắc Thiên hoàng đế, đổi quốc hiệu là Đại Chu.
Làm vua tất phải có hoàng hậu, Võ Tắc Thiên liền lập hai người đàn ông là
Trương Xương, tôn làm chánh hậu, Trương Diệc Chi làm thứ hậu. Đây là
hai người chồng trẻ đẹp lực lưỡng của nhà vua. Lại truyền chỉ kén chọn con
trai xinh đẹp làm cung nga, còn cung phi mỹ nữ trước kia nay trở thành vô
dụng nên đều được cho về xứ sở.