Nguyễn Tử Quang
Điển hay tích lạ
Đuốc hoa, hoa đèn
Đuốc hoa do chữ "hoa chúc" là đèn cầy, nến đốt trong phòng của vợ chồng
đêm tân hôn. Tiếng "chúc" thời cổ là "đuốc" tức bó đóm to. Ngày nay gọi là
"Hỏa bả".
Bó đuốc chưa đốt gọi là "tiêu". Đuốc châm lửa cầm tay gọi là "chúc". Đuốc
lớn đóng cọc xuống đất mà đốt gọi là "đình liệu". Lệ xưa bên Tàu đời nhà
Chu, khi đầu canh năm, vua sắp ra thị triều, thì ở trước điện đình, bày hai
hàng hoặc sáp, hoặc đuốc để sáng đường cho bá quan vào triều.
Từ đời Lục triều, Đường, Tống có tục đốt hoa chúc trong lễ kết hôn. Về sau
này, để nói việc chính thức kết hôn, người ta thường dùng hai chữ "Hoa
chúc".
Hoa chúc đời Lục triều và đời Đường không biết phải là bó đuốc có kết hoa
ở ngoài cho đẹp không? Riêng về đời Tống thì "Hoa chúc" vừa là đuốc hoa,
lại vừa là nến sáp hoa. Sách "Mộng lương lục" đời Tống có chép: "Cô dâu
xuống xe, mấy con hát cầm đuốc làm bằng cuống hoa sen đi trước đưa
đường". Sách "Qui điền lục" của Âu Dương Tu đời Tống có chép rằng: Ở
Đằng Châu có thứ hoa lạp chúc (thứ nến làm bằng sáp hoa) nổi tiếng nhứt,
ở Kinh đô cũng không chế nổi.
Điều chắc chắn là từ thời cận kim, người Trung Hoa đều hiểu "chúc" là
nến, chớ không hiểu là đuốc như thời cổ.
Và, từ nghĩa đuốc hoa, hoa chúc dần dần biến nghĩa thành nến hoa, đèn
hoa.
Ta có câu:
Động phòng hoa chúc dạ,
Kim bảng quải danh thì.
"Động phòng hoa chúc" là những chữ thường được dùng để chỉ đêm động
phòng đầu tiên của cô dâu chú rể. Trong phòng kín có đèn nến đốt trong
đêm tân hôn. Dũ Tín, một thi hào đời Nam Bắc triều cũng có câu: "Động