Mẹ vợ của anh là dân bản địa ở Thanh Đảo này, mấy đời đều sinh
sống tại khu Ký Thương ở ngoại ô thành phố. Bà làm bác sĩ nhi ở xã hơn
ba mươi năm và vừa về hưu được mấy năm nay. Tuy vậy, bà vẫn chưa sửa
được bệnh nghề nghiệp là ưa sạch sẽ, một sở thích không giống ai. Lý
Dương cũng là người ưa sạch sẽ, nhưng ban đầu anh cũng chẳng hề thích
ứng được với sở thích sạch sẽ thái quá có một không hai của bà mẹ vợ.
Chẳng hạn như việc chải tóc, bà cũng dặn dò lúc chải đầu phải ngửa đầu ra
ngoài cửa sổ để tránh tóc rơi rụng bay lung tung trong phòng, làm lây lan
bụi bặm và vi khuẩn; hay là, đi đâu về nhà việc đầu tiên là phải đồng loạt
thay hết quần áo, nếu cứ mặc nguyên quần áo ngang nhiên đi vào phòng
khách; thì coi chừng, bà sẽ cau mày ngay cho mà xem.
Từ nhà của bà ở khu Lý Thương đến nhà của vợ chồng con gái ở phía
sau Phù Sơn chỉ cần bắt một chuyến xe buýt, ngồi ba mươi phút là tới nơi,
đi lại rất thuận tiện. Bà có sức khỏe tốt, đi đứng nhanh nhẹn, nói đến là đến,
nói ở là ở. Mãi rồi Lý Dương cũng thành quen nên thấy lối sống của bà
cũng bình thường.
- Mẹ chưa ngủ ạ?
- Mẹ đợi con, sao bây giờ mới về thế? Đã ăn cơm chưa? Mẹ có để
thức ăn cho con đấy. – Bà Phượng vừa nói vừa tong tả đi vào bếp làm thức
ăn cho con rể.
- Mẹ cứ từ từ, con đã ăn cơm rồi. – Lý Dương nhìn sang mẹ vợ, anh
muốn nở một nụ cười với bà, nhưng không sao cử động nổi nét mặt cứng
nhắc. Anh chưa nói chuyện của Ngụy Xuân Phong với Điền Ca, giờ lại trễ
thế này rồi, tạm thời anh cũng không muốn giải thích nguyên nhân về
muộn.
Nói thực, bà mẹ vợ này đôi lúc quả là phiền toái. Mỗi lần tới nhà con
gái, vừa bước chân vào cửa là bà đã bắt đầu đảo vị trí, xắn tay áo, chiếm
ngay gian bếp. Mấy giờ ăn cơm, ăn cái gì, tất cả đều do bà quyết định. Bà