riêng việc chợ búa mỗi ngày cũng đủ khiến cô phải tốn hàng giờ đồng hồ
suy nghĩ đến việc thay đổi thực đơn để bổ sung dinh dưỡng cho bố mẹ
chồng.
Mẹ chồng cô vốn nấu ăn rất ngon, nhưng bà chỉ vào bếp để nấu cơm
trưa cho chồng, còn chiều tối thì mặc cho Tích Tích sấp sấp ngửa ngửa
chạy qua chạy lại, bà vẫn nhất quyết không xuống bếp mà giao phó toàn bộ
cho con dâu. Tuy đối xử với con dâu chẳng ra làm sao, nhưng đối với cháu
trai thì bà thương xót không để đâu cho hết. Ngay như khi ăn cá, bà cũng tỉ
mẩn gỡ sạch xương dăm, rồi mới bón cho Hạo Hạo. Có lần thằng bé bướng
bỉnh nhất định đòi đái vào cốc uống trà, thế mà bà không nói một lời nào,
lẳng lặng lấy cốc uống trà của mình cho thằng bé đái rồi đem rồi đem rửa
sạch, cầm vào nhà tiếp tục uống trà như bình thường. Tích Tích thấy thế
liền nhẹ nhàng khuyên mẹ chồng không nên nuông chiều thằng bé quá mà
sinh hư. Nhưng bà trừng mắt lên mắng cô, nó còn nhỏ, sao có thể lấy chuẩn
mực của người lớn ra để bắt nó làm theo chứ?
Hồi Ngụy Xuân Phong còn sống, vào dịp cuối tuần và lễ tết, anh đều
đưa vợ con sang nhà ông bà ăn cơm. Còn ngày thường thì hai nhà giống
như hai đường thẳng song song, duy trì mối liên hệ thân thiết nhưng mỗi
bên đều có không gian riêng rẽ. Lúc đó, bố chồng vẫn còn khỏe, ông đã về
hưu nên chỉ ở nhà chơi cây cảnh, viết thư pháp, đánh cờ, hưởng thụ cuộc
sống nhàn hạ. Cả nhà cùng nhau, nói cười hân hoan, vui vẻ thuận hòa…
Thế mà chỉ trong nháy mắt đã thánh người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh, năm
người giờ chỉ còn bốn, mỗi tối cả nhà cùng ngồi ăn cơm, Tích Tích luôn
cảm thấy thiếu thiếu điều gì đó.
Dù nói thế nào thì từ khi Xuân Phong qua đời, bố mẹ chồng ốm đau
suốt khiến cuộc sống của Tích Tích hoàn toàn bị xáo trộn. Nhà cô ở phía
đông thành phố, nơi làm việc cũng ở phía đông, mà nhà bố mẹ chồng lại
nằm trên đường Trung Sơn, vừa khéo ở tít phía tây, cho nên ngày nào cũng
như ngày nào, cô đều phải vòng đi vòng lại hai lượt thành phố Thanh Đảo.