Văn hóa đọc ehon cho trẻ ở Nhật
Trong tiếng Nhật, đọc ehon cho trẻ nghe được gọi bằng cụm từ riêng
“Ehon no Yomikikase (đọc là Ê-hon nô Yô-mi-ki-ka-sê). Nó đã trở
thành một cụm từ phổ biến trong giáo dục trẻ thơ, luôn đứng đầu tất cả
các bảng xếp hạng những thói quen giáo dục tốt cha mẹ nên làm cho
con mà các nhà giáo dục khuyến khích cha mẹ Nhật.
Ehon được sáng tác với mục đích giáo dục trẻ thơ và trở nên phổ
biến ở Nhật từ cách đây khoảng 70-80 năm.
Từ trước chiến tranh thế giới thứ hai, ehon được sáng tác dưới hình
thức tạp chí dành cho các trường mẫu giáo như tạp chí Kodomonokuni,
King book. Nhờ ảnh hưởng tốt của các tạp chí ấy mà sau chiến tranh lần
lượt có thêm nhiều tạp chí ehon và các series ehon dành cho thiếu nhi
của các nhà xuất bản ra đời.
Đồng thời picturebook của nước ngoài cũng được dịch sang tiếng
Nhật, và cha mẹ Nhật không phân biệt ehon của Nhật hay picturebook
của nước ngoài, đều gọi chung là ehon và đọc cho con nghe. Nhà xuất
bản chuyên về ehon như Fukuinkan còn có tập san hàng tháng giới
thiệu các ehon mới và hỗ trợ cha mẹ cách đọc ehon cho con nghe. Rất
nhiều tạp chí tư vấn nuôi dạy trẻ đều dành thời lượng lớn và chủ đề để
trao đổi về ehon.
Ở
Nhật, mỗi phường, quận hay thành phố đều có một thư viện, quy
mô tùy theo lượng dân cư của quận hay thành phố đó. Mỗi thư viện đều
có một góc truyện ehon dành cho thiếu nhi để trẻ em có thể đến đọc hay
mượn về tự do. Trẻ từ 0 tuổi cũng được làm một thẻ thư viện riêng để
cha mẹ có thể mượn sách về đọc cho con nghe. Hình ảnh những bà mẹ
địu con đến mượn ehon, hay những em nhỏ tầm 4-5 tuổi đi cùng cha
mẹ, hay học sinh tiểu học tự đi mượn sách ở thư viện là hình ảnh thường
xuyên bắt gặp ở Nhật.
Ngoài ra, ở các trung tâm phúc lợi xã hội như các trung tâm vui chơi
miễn phí cho trẻ nhỏ dưới 6 tuổi cũng có sẵn ehon cho các bé đọc ngay
tại đó. Mỗi trường mẫu giáo, trường tiểu học, trung học cơ sở… đều có
một thư viện cho học sinh đọc ehon thoải mái tại chỗ hoặc mượn về nhà.
Đặc biệt, tại tất cả các nhà trẻ và trường mẫu giáo, việc đọc ehon cho trẻ
là một trò chơi hằng ngày các cô giáo dành cho bé.
Ở
các thư viện lớn đều có một “sân chơi” để các bé và cha mẹ tham