theo mong muốn của bản thân, như vậy trẻ sẽ giữ được hứng thú lâu dài
với việc đọc sách.
III. Khi hai anh (chị) em chênh tuổi nhau thì
đọc ehon như nào?
Giả sử nhà bạn có một bé 4 tuổi và một bé 1 tuổi mà nếu đọc một
cuốn ehon thì chắc chắn sẽ có một bé nghe, còn một bé ngủ hoặc phá
bĩnh. Nếu có thể hãy chia thời gian đọc cho mỗi trẻ vào các thời điểm
khác nhau trong ngày. Hoặc là hãy trao nhiệm vụ cho đứa lớn để đứa
lớn có cảm giác mình “ra dáng anh chị”, như là chọn truyện đọc cho em
nghe, hoặc nếu biết đọc rồi thì sẽ thay mẹ đọc cho em nghe. Cha mẹ hãy
nhớ là làm gì cũng nên ưu tiên anh (chị) trước, có như vậy thì hai anh
(chị) em mới hòa thuận được. Cha mẹ có thể biến hóa theo nhiều cách
như: chia lịch 3 ngày đọc cho anh (chị), 3 ngày đọc cho em; hoặc là bố
đọc cho một bé, mẹ đọc cho một bé. Nếu cha mẹ quá bận bịu không đủ
thời gian ngày nào cũng đọc cho con nghe thì có thể lên kế hoạch đọc 1-
2 ngày trong tuần để duy trì thói quen đó.
IV. Nuôi dưỡng năng lực tưởng tượng cho trẻ
bằng ehon
Ngoài ra, để nâng cao năng lực tưởng tượng cho trẻ thì việc đọc ehon
cần kết hợp với trải nghiệm ở thực tế. Cha mẹ hãy cho bé cơ hội đi tìm
hiểu, khám phá những thứ ở ngoài thực tế được đưa vào sách. Ví dụ như
con cá, bông hoa, bó rau ở siêu thị, hay con chim, con voi, con khỉ ở
vườn bách thú.
Đọc thật nhiều chỉ cố để nhồi nhét kiến thức cho con không phải là
mục đích của việc đọc ehon cho con nghe. Ehon giúp xây dựng trí tưởng
tượng, hình tượng hóa sự vật bằng ngôn ngữ nên hãy kết hợp thật nhiều
kỹ năng, trong nhiều trường hợp để kết nối những gì viết trong ehon với
chính sự vật hàng ngày. Ví dụ dễ hiểu nhất ở đây chính là bé nhìn quả
chuối trong tranh, khi đi chợ bé được sờ vào quả chuối và bé hiểu “à thì
ra quả chuối là cái này”. Rồi bé sẽ tưởng tượng nhiều hơn như “quả
chuối màu vàng thì có vị gì nhỉ, ăn có ngon không, mẹ có thích chuối
không nhỉ, có làm nước trái cây được không…” chính là những cái trẻ
tưởng tượng mà ta không nhìn được. Năng lực tưởng tượng, liên tưởng
và kĩ năng tư duy ấy mới chính là chìa khóa giúp trẻ sinh tồn trong xã