trẻ biết tôn trọng đồ dùng của người khác. Trẻ sẽ không được phép dùng
đồ người khác nếu không hỏi ý kiến ngay cả người thân như cha mẹ. Đó
cũng là một trong những lí do giúp trẻ Nhật và người lớn Nhật sẽ không
tự tiện lấy đồ của người khác nếu không hỏi ý kiến người đó.
Để hiểu hơn về thế giới công nghệ kỹ thuật số có ảnh hưởng thế nào
đến tâm hồn trẻ, mời các bậc cha mẹ tìm đọc thêm cuốn sách Cha mẹ
thời đại kỹ thuật số của tác giả Shin Yee Jin do Công ty Cổ phần Sách và
Truyền thông Quảng Văn phát hành.
III. Luyện thói quen tự tra cứu và đọc sách
buổi sáng
Phương pháp giáo dục của Nhật có một điểm rất hay đó là luyện cho
trẻ thói quen tự tra cứu, tự học để giúp trẻ phát huy tính chủ động tìm
tòi và sáng tạo trong học tập và nghiên cứu. Tiếng Nhật có đặc trưng là
có rất nhiều từ đồng âm nhưng khác chữ Hán và khác nghĩa, vì thế ở
tiểu học và trung học thì quyển từ điển tiếng Nhật luôn là vật bất li thân.
Những nhà giáo dục nhận thấy việc trẻ dùng kim tự điển những năm
tháng đầu đời sẽ không tốt cho trẻ trong việc luyện thói quen tự tra cứu,
vì thế thời gian gần đây phong trào dùng từ điển bằng giấy đã được phục
hưng trở lại. Những nhà biên soạn từ điển cũng vô cùng tỉ mỉ khi bỏ
công đi quan sát thực tế ghi lại những từ ngữ quan sát được ở trên
đường, bảng hiệu,… để liên tục cập nhật nội dung làm ví dụ minh họa
trong từ điển để trẻ dễ hiểu.
Hầu như tất cả các trường tiểu học của Nhật đều có giờ đọc ehon và
đọc sách buổi sáng. Hình thức đọc sách rất đa dạng. Mỗi ngày 15 phút
sẽ có một giáo viên đọc ehon trên loa phát thanh của trường và các em
sẽ trật tự ngồi trong lớp để lắng nghe. Hoặc mỗi lớp sẽ đọc riêng theo
từng lớp, cô giáo sẽ đọc cho cả lớp nghe. Hoặc thời gian 15 phút buổi
sáng trước tiết học các em đọc thầm trong im lặng.
IV. Người Nhật đọc sách khi nào?
Người Nhật đọc sách khi nào trong khi công việc vô cùng bận rộn.
Họ tranh thủ mọi lúc mọi nơi như đứng đợi tàu, ngồi trong xe điện, trên
xe bus…
Rất nhiều người Nhật có thói quen dành ra mỗi ngày khoảng 30
phút đến 1 tiếng để đọc sách. Có lẽ, ngay từ khi còn nhỏ được tiếp xúc