là không có thứ gì như “viên thuốc thông minh” cả. Điều giúp bạn trở
nên thông minh hơn là học hỏi từ kinh nghiệm. Tất nhiên, giống như
đứa trẻ trong câu chuyện trên, bạn không phải lúc nào cũng học được
một cách dễ dàng; một số bài học có thể khá khó chịu. Nhưng tin tốt là
nếu bạn thật sự học chúng, bạn sẽ không bao giờ quên… và bạn sẽ
không phải mất cả phần đời còn lại để nhầm phân thỏ với những viên
thuốc thông minh.
Chúng ta không cần ai nói cho biết cách học hỏi từ trải nghiệm như thế nào.
Nhưng một thuyết đề ra những năm 1970 bởi nhà tâm lý học David Kolb
có thể giúp chúng ta hiểu và kiểm soát được quá trình.
Kolb đề xuất rằng việc học từ trải nghiệm là một quy trình bốn phần:
Chúng ta không chỉ học từ điều đang làm, mà còn từ việc suy ngẫm về
những gì chúng ta đã làm, nghĩ về điều có thể sẽ diễn ra tốt đẹp hơn (hoặc
điều đang diễn ra suôn sẻ) đối với chúng ta, và thử nghiệm những ý tưởng
mới của ta để xem liệu chúng có nghĩa lý gì không. Rồi toàn bộ quá trình
lại bắt đầu lại. Kolb gọi đó là một Chu trình Học tập (như biểu đồ dưới
đây).
Trải nghiệm → Quan sát đánh giá
↑
↓
Thử nghiệm ←
Ý tưởng
Một trong những phần thú vị hơn của thuyết này là: nó thừa nhận rằng tất
cả chúng ta đều có các phương thức học tập khác nhau, tùy thuộc vào hoàn
cảnh. “Bởi đồ đạc dụng cụ học tập có tính kế thừa của chúng ta, những kinh
nghiệm cuộc sống… của chúng ta, và những đòi hỏi về môi trường của
chúng ta,” Kolb nói, “chúng ta [đều] phát triển một cách thức học tập ưu