vận hành – hoặc thậm chí là những điều đang xảy ra quanh bạn – thật
hạn chế. Vì vậy, nếu bạn muốn mở rộng tầm nhìn, hãy cố gắng trò
chuyện với người cao tuổi hơn, có nhiều kinh nghiệm hơn về những
chuyện quan trọng với bạn. Bạn có thể thấy họ thực sự biết điều gì đó
hữu ích.
Trong phần lớn lịch sử loài người, xã hội mù chữ. Không có cách nào để
tích lũy kiến thức, do đó những người cao tuổi hơn trong cộng đồng đóng
vai trò như những thư viện sống và thường đưa ra lời khuyên về các vấn đề
trong cuộc sống. Sau đó, đã có rất nhiều thay đổi, nhưng một điều bất biến
là những người lớn tuổi hơn vẫn là nguồn kiến thức hàng đầu. Bạn sẽ thừa
hưởng từ họ những lời khuyên, và họ sẽ cảm thấy giá trị khi bạn tìm đến
họ.
Nhà lão khoa Cornell thuộc Dự án Di sản của Karl Pillemer đã sưu tầm
“những lời khuyên thiết thực cho cuộc sống” từ những người cao tuổi của
Mỹ kể từ năm 2004. Pillemer và các nhân viên nghiên cứu của ông đã đề
xuất việc sử dụng những câu hỏi như dưới đây để bắt đầu cuộc trò chuyện
với người cao tuổi:
— Ông/bà sẽ nói gì với một người trẻ tuổi nếu họ yêu cầu ông/bà kể những
điều quan trọng nhất mà ông/ bà học được trong đời?
— Tôi nghe nói rằng những bài học giá trị thường bắt nguồn từ những trải
nghiệm khó khăn. Điều ấy có xảy ra với ông/bà không? Ông/bà có thể đưa
ra vài ví dụ không?
— Tôi tự hỏi liệu có những điểm bước ngoặt lớn nào trong cuộc đời của
ông/bà không. Có điều gì dường như đã thay đổi mọi điều đối với ông/bà
không?