ĐỜI NHƯ MỘT TRÒ ĐÙA - Trang 278

bạn tiết lộ khi đưa ra đề nghị; hãy chia sẻ ở mức đủ cần. Chia sẻ quá
nhiều sẽ không gia tăng cơ hội nhận được sự giúp đỡ cần thiết, mà có
thể khiến người khác dễ dàng lợi dụng bạn hơn.

Trong kỷ nguyên truyền thông xã hội và truyền hình thực tế này, việc chia

sẻ quá mức đang lan tràn, mọi người biết quá nhiều về người khác. Bạn có

cần phải kiểm soát sự thôi thúc việc chia sẻ quá mức không? Đây là vài

chiêu có thể giúp bạn đối phó:

Nghĩ xa hơn. Các chuyên gia nói rằng việc chia sẻ quá mức là một phản

ứng với cảm giác bất an. Khi bạn căng thẳng cố gây ấn tượng với ai đó về

sự thú vị và sáng dạ của mình, bạn không quản lý được năng lượng tinh

thần đủ để kiểm soát những gì bạn nói, và bất cứ điếu gì cũng có thể bật ra.

Vì vậy, nếu đang ở trong tình huống mà bạn quan tâm đến điều người khác

nghĩ, như buổi hẹn hò đầu tiên, buổi phỏng vấn việc làm, hãy lường trước

khuynh hướng chia sẻ quá mức, và chú ý đến điều bạn đang nói.

Đánh giá người nghe. Hãy thực tế. Họ có thời gian hay có cảm xúc đối

phó với việc căng thẳng của bạn không? Nếu câu trả lời là không thì đừng

chia sẻ gì hết.

Hãy giữ bí mật thông tin cá nhân. Một khi bạn đã thổ lộ rồi, nhất là trên

các phương tiện truyền thông xã hội, bạn không thể lấy lại được nữa. Hãy

trân trọng nó; đừng khiến bản thân bị tổn thương không cần thiết.

Hãy thận trọng nơi công cộng. Khi bạn đang ở trong quán cà phê hay

trong hàng đợi tính tiền ở siêu thị, mọi người thực sự lắng nghe cuộc trò

chuyện của bạn đây. Vì vậy hãy hạ thấp giọng và cẩn trọng với những gì

bạn nói.

Hãy nghĩ về phản ứng dây chuyền. Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp hay

bất cứ người nào đó quan trọng với bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu họ phát

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.