ĐỜI NHƯ MỘT TRÒ ĐÙA - Trang 44

Cạnh tranh là bản chất của con người. Chúng ta luôn tìm cách khiến
bản thân hiện ra cao lớn hơn, thông minh hơn, khỏe mạnh hơn, và đơn
giản là tốt đẹp hơn các đối thủ cạnh tranh. Nhưng điều này cũng có thể
đem lại kết quả ngược với mong đợi. Mọi người sẽ nhận ra sự tự
quảng cáo thiếu chân thành với những điều đó và coi trọng sự khiêm
tốn. Sự sẵn sàng thừa nhận những giới hạn cá nhân và "nghĩ nhỏ” thể
hiện sự tự tin thực sự… và chính điều đó lại giúp chiến thắng những
người khác.

Bạn có phải là một kẻ khoe khoang? Chắc chắn rồi, khoe khoang và tự

quảng cáo thật khó chịu… khi những người khác làm như vậy. Nhưng theo

một nghiên cứu của Anh năm 2015, bạn có thể không nhận ra rằng người

khác đang phản ứng giống hệt khi bạn làm như vậy. “Khi tự quảng cáo,

chúng ta có xu hướng đánh giá quá cao những phản ứng tích cực của người

khác và đánh giá thấp những phản ứng tiêu cực của họ,” một tác giả đứng

đầu nghiên cứu nói. “Có thể có lợi khi cố gắng thừa nhận rằng mọi người

thực tế có thể kém vui hơn [ta] nghĩ khi nghe về thành tựu mới đây nhất

[của ta].”

Nói cách khác, lý do chúng ta khoe khoang là vì ta không biết được những

điều hay ho hơn. Chúng ta nghĩ ta chia sẻ thông tin và mọi người sẽ đón

nhận. Thay vào đó, ta khởi động phản ứng trái ngược và hướng mọi người

ra xa. Đó là điểm mù mà tất cả chúng ta đều có (xem

câu chuyện số 41

).

Nghiên cứu cũng đề xuất rằng chúng ta càng cố gắng thuyết phục bao

nhiêu, luận điệu của chúng ta càng khoa trương bấy nhiêu – và kết quả là

mọi người thậm chí còn có xu hướng kém tin tưởng ta hơn. Giáo sư Susan

Whitbourne của Đại học Massachusetts, giải thích, “Làm sao tôi biết là bạn

đang nói sự thật khi mà bạn tự nhận đã đạt được vài kết quả vĩ đại? Nếu

bạn không đưa cho tôi bằng chứng thuyết phục, tôi phải dựa vào mỗi lời

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.