LỜI TỰA
Thị trường bất động sản (BĐS) tại Việt Nam chính thức được hình
thành từ năm 1993, sau khi Luật Đất đai cho phép chuyển nhượng
quyền sử dụng đất. Năm 1996, lần đầu tiên khái niệm “Thị
trường bất động sản” được chính thức đề cập trong văn kiện Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII. Với sự ra đời của Luật Đất đai
2003, Dự thảo Luật Kinh doanh BĐS, Luật Nhà ở và hàng loạt những
văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành đã khẳng định sự tồn tại và
phát triển của thị trường BĐS ở nước ta.
Có thể khẳng định rằng kinh tế BĐS là một thành phần quan
trọng, chiếm tỷ trọng đáng kể trong nền kinh tế của tất cả các
nước phát triển. Đối với các nước đang phát triển, kinh tế BĐS có
vai trò tạo nên tích lũy tài chính ban đầu của quá trình công nghiệp
hóa đất nước. Điều này đã được chứng minh bằng thực tế ở các
nước và vùng lãnh thổ như Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Hong
Kong.
Ở
Việt Nam trong những năm gần đây, kinh tế BĐS đã thu hút
ngày càng nhiều nguồn vốn trong xã hội và đóng góp nhiều cho
tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, kinh tế BĐS ở nước ta nhìn chung
đã và đang phát triển một cách tự phát, phần lớn hoạt động ngoài sự
kiểm soát của nhà nước, mang nhiều “tính chất” đầu cơ và là hoạt
động không đúng hướng. Mặc dù trong quá trình đổi mới, Việt Nam
đã thu được những thành tựu lớn về nhiều mặt nhưng trong lĩnh
vực kinh doanh BĐS thì sự phát triển còn yếu kém. Hiệu quả hoạt
động thấp trong lĩnh vực này ảnh hưởng đến sự tăng giá BĐS đến
“chóng mặt”, làm giảm “nhiệt” trong cầu về BĐS, chuyển sang cầu
các mặt hàng khác. Từ phía cung, nghĩa là trong việc sản xuất các
mặt hàng và dịch vụ của khu vực BĐS, còn tồn tại nhiều khó khăn