lãng phí tiền của mình vào những thứ mà không có ích cho sự hạnh phúc của bạn. Và bởi vì
bạn đã đưa ra những lựa chọn có ý thức này, kết quả là bạn không bao giờ cảm thấy như tiền
của mình bị lãng phí. Một trong những cuốn sách hay nhất mô tả chi tiết và phân tích cách mọi
người tiêu tiền để dẫn đến mức độ hài lòng cao nhất là “Happy Money: The Science of Happier
Spending” của Elizabeth Dunn và Michael Norton. Họ đã tìm hiểu tất cả các cách thức mà con
người tiêu tiền, và thấy rằng những người chi tiêu cho những trải nghiệm hòa hợp với giá trị
của họ nhìn chung là hạnh phúc nhất. Họ miệt mài nghiên cứu và quan sát hành vi của con
người và thấy rằng những người tập trung không phải tích lũy mọi thứ mà là trải nghiệm mọi
thứ và được sống trọn vẹn trong thời điểm hiện tại (Thiền!) cảm thấy vui vẻ nhất về cách họ
tiêu tiền của họ.
Nếu tiêu tiền “giỏi” nghĩa là tiết kiệm hoặc tằn tiện, thì cuộc sống có thể trở nên đau khổ.
Trong thực tế, cuộc sống sẽ trở thành một trò chơi khiến một người càng ngày càng trở nên xa
rời bản thân mình. Bạn có thể muốn điều tra bản năng của mình có cẩn thận và tiết kiệm hay
không: Tại sao bạn sợ chi tiêu? Những nỗi sợ của bạn có liên quan đến chi tiêu? Cái giá nào
bạn sẵn sàng trả cho những thứ khiến bạn hạnh phúc? Khi bạn đánh giá các ưu tiên của mình
và chú ý đến các hoạt động thực sự mang lại niềm vui cho bạn, bạn có thể chi tiêu tự tin hơn
và biết rằng số tiền bạn chi tiêu đang được sử dụng một cách thông minh.
Bảo vệ tiền
Bảo vệ tiền không có nghĩa là tích trữ nó và giữ nó tránh xa người khác, và mà có nghĩa là
tạo ra các mối quan hệ có ý nghĩa xung quanh tiền và những người khác - và giữ một ranh giới
rõ ràng. Nếu bạn đã từng cảm thấy rằng có những người trong cuộc sống của bạn có nhòm ngó
tiền của bạn như gia đình, bạn bè, nhân viên và khách hàng của bạn thì vấn đề không phải là
tiền; mà là vấn đề với các mối quan hệ của bạn. Nếu bất kỳ ai trong số những người này âm
mưu lấy tiền của bạn, bạn có một rắc rối. Ví dụ, một trong những nguyên nhân phổ biến và tốn
kém nhất của ly hôn là vấn đề tiền bạc. Chồng hoặc vợ có xu hướng chi tiêu nhiều hơn những
gì người kia muốn hoặc có thể chi trả. Thông thường, một bên giữ thông tin tài chính quan
trọng không cho bên kia biết để bảo vệ chính họ hoặc tiền của họ. Kết quả: một mối quan hệ
rạn nứt, chắc chắn dẫn đến ly hôn. Và trong nỗ lực bảo vệ tiền của họ, cuối cùng họ mất nhiều
hơn so với ban đầu. (Bất cứ ai đã trải qua một cuộc ly hôn đều biết nó có thể tốn kém như thế
nào.)
Vì vậy, cách tốt nhất để bảo vệ tiền là bảo vệ mối quan hệ với người khác. Điều này bao
gồm việc rõ ràng và thẳng thắn về các điều khoản cam kết và luôn tuân thủ luật pháp. Nhưng
điều quan trọng nhất bạn có thể làm để thúc đẩy các mối quan hệ là giao tiếp cởi mở và trung
thực. Nếu các mối quan hệ với những người xung quanh bạn trung thực và rõ ràng, thì không
cần phải bảo vệ tiền của bạn thêm nữa.