Một cách không chủ ý, chúng ta đã bị cha mẹ chúng ta lập trình để tin vào sự thiếu thốn
tiền bạc. Họ thường nói những điều như “Chẳng bao giờ đủ tiền! Đời là như vậy đấy”. Những
trải nghiệm tổn thương của chúng ta bắt đầu xung quanh 6-7 tuổi khi chúng ta bắt đầu nghe
cha mẹ có những lời phàn nàn tương tự và nhận ra kích cỡ ngôi nhà chúng ta sống, quần áo
chúng ta mặc, chiếc xe cha mẹ chúng ta lái. Chúng ta cũng bắt đầu tin vào ý tưởng về sự khan
hiếm. Chúng ta bắt đầu so sánh bản thân với bạn cùng lớp. Nếu họ có nhiều thứ hơn chúng ta,
chúng ta nghĩ là chúng ta không thể có những thứ đó ngay lúc đó. Chúng ta đột nhiên muốn
có nhiều hơn. Những thứ mà chúng ta không có đủ.
Tới tuổi lên 10, chúng ta biết vị trí của cha mẹ trong xã hội và học về “thế giới thực”.
Chỉ khi chúng ta có nhiều tiền hơn, chúng ta mới có thể có nhiều món đồ hơn, được tôn trọng
hơn, được yêu thương hơn và tất nhiên có nhiều bạn hơn.
Tới tuổi 15, hầu hết chúng ta trở thành nô lệ của tiền, sẵn sàng mọi thứ để có nhiều tiền
hơn. Tiền thậm chí bắt đầu ảnh hưởng tới mối quan hệ của chúng ta khi chúng ta hẹn hò ai đó
đặc biệt và muốn tặng họ những món quà.
Giữa các cặp đôi thường có khoảng cách lớn về tài chính và xã hội. Chúng ta cảm thấy
áp lực khi hẹn hò người yêu ở đâu đó sang trọng. Chúng ta chắc chắn khống muốn dẫn họ tới
một quán ăn sai lầm, làm họ bực tức với một món quà tồi tệ, và cho họ thấy chúng ta không
xứng đáng với họ.
Một người phụ nữ trẻ đã từng phàn nàn về bạn trai hiện tại của cô ấy với tôi “Tôi xứng
đáng với các món quà đắt tiền hơn. Anh ta chỉ toàn tặng tôi những thứ rẻ tiền. Có thể anh ấy
không phải là người đó, bởi vì tôi xứng đáng với ai đó có thể lo được cho tôi”.
Rất nhiều người trong chúng ta đã bị tẩy não – như cô gái trẻ đang không cảm thấy thỏa
mãn kia vậy - tin rằng có nhiều tiền hơn đồng nghĩa với việc có một cuộc sống tốt hơn và nhiều
tình yêu hơn. Chúng ta được giáo dục để tin rằng chúng ta nên làm việc chăm chỉ để thi đậu
một trường đại học nổi tiếng, có một công việc tốt hơn, và sau đó chúng ta nên kiếm càng
nhiều tiền càng tốt. Chúng ta thất bại không nhận ra rằng chúng ta càng leo lên chiếc thang
này với hi vọng đạt được nhiều hơn trong cuộc đời, thực tế chúng ta lại càng có ít hơn.
Chúng ta mải mê leo và leo, và chỉ bắt đầu nhận ra rằng có điều gì đó sai khi chúng ta
ở tuổi 30 và 40, khi chúng ta ngập đầu trong nợ nần với các khoản thế chấp, vay mua xe, khoản
vay học phí thời sinh viên và khoản nợ thẻ tín dụng mà không bao giờ biến mất. Rồi con cái
chúng ta tới tuổi mà chúng muốn học những trường đại học tốt nhất, chiếc hố lại càng sâu
thêm. Đột nhiên, giấc mơ về kỳ nghỉ 2 tuần mang lại lo lắng nhiều hơn là thích thú.
Chúng ta cảm nhận sâu sắc rằng điều gì đó đang sai lầm, nhưng chúng ta quá bận rộn
để dừng lại và nghĩ về điểm khởi đầu của vấn đề.