ngừng thấy nó như là điều gây tổn hại chúng ta và bắt đầu nhìn thấy nó như điều gì đó có tiềm
năng mang tới những thứ tốt đẹp cho cuộc sống của chúng ta.
Hãy bắt đầu nào.
NHIỀU CẢM XÚC MÀ TIỀN KÍCH ĐỘNG LÊN TRONG BẠN
Có nhiều hơn những cảm xúc được liệt kê bên dưới, tất nhiên rồi, nhưng tôi đã chọn lựa ra
những cảm xúc phổ biến nhất mà mình gặp. Không có cảm xúc nào là “đúng”, nhưng sẽ có
những cảm xúc có tác động tích cực hoặc tiêu cực lên cuộc sống và sự thịnh vượng của bạn.
1. Lo lắng và sợ hãi
Khi mọi người tiêu tiền, họ thường trải nghiệm một mức độ lo lắng nào đó. Khi họ lấy tiền
mặt hay thẻ tín dụng đưa cho người thu tiền, họ lo sợ rằng đó có phải là quyết định đúng hay
không.
Một cảm xúc thường gặp là lo lắng về điều sẽ xảy ra nếu số tiền bạn có bây giờ sẽ hết. Liệu
bạn có trở thành vô gia cư nếu bạn đột nhiên mất đi công việc? Một vài người sợ hãi về việc
sống sót trong tuần tới, sống dựa trên khoản tiền lương ngày này qua ngày khác. Lỡ mà mình
không thể lo đủ thức ăn cho con mình tuần này thì sao? Sợ hãi và lo lắng về tiền chi phối cuộc
sống hàng ngày của hầu hết mọi người. Đó là lý do tại sao quá nhiều người cứ ở lại làm những
công việc kinh khủng, nhà cửa tồi tàn, khu phố tồi tệ tình hoặc những mối quan hệ lạm dụng.
Thông thường người ở bên ngoài nhìn vào sẽ nói những câu đại loại như “Tại sao bạn lại ở lại
chứ?” hay “Tại sao bạn phải chịu đựng điều đó chứ?”. Câu trả lời ngắn gọn là nỗi sợ: Sợ điều
không biết. Sợ điều sẽ xảy ra nếu họ thay đổi. Sợ rằng họ không đủ sức mạnh hay tùy ý để rời
đi. Nhưng họ cũng hay đưa ra câu đổ lỗi như “Tôi không đủ tiền để thực hiện hành động thay
đổi mà tôi cần”. Thế là mà họ ở lại. Nhưng rất quan trọng để nhớ rằng cho dù nỗi sợ bạn có
trong cuộc sống và tương lai là gì, tự nó cũng không có mối liên hệ trực tiếp với tiền bạc. Ý
tôi muốn nói ở đây là gì? Tôi muốn nói rằng những nỗi sợ liên quan đến tiền là kết quả của
những nỗi sợ khác trong tiềm thức.
Bạn không chỉ sợ không có đủ tiền để nuôi sống bản thân; bạn có nỗi sợ thất bại. Bạn có
thể có nỗi sợ không đủ xứng đáng trong mắt của cha mẹ, người thân yêu hay cộng đồng. Nỗi
sợ mà bạn có về việc không xứng đáng, không có giá trị hay không đủ tốt rất có thể biểu hiện
trong mối quan hệ của bạn với tiền. Bạn có thể nghĩ: Chỉ khi tôi có nhiều tiền hơn, tôi mới
xứng đáng được mọi người yêu thương. Chỉ khi tôi có nhiều tiền hơn, tôi mới có giá trị trong
mắt bạn bè và đồng nghiệp. Vì vậy bạn cố gắng để có nhiều hơn và nhiều hơn nữa. Trong khi
đó, nỗi sợ hãi của bạn về tiền cũng lớn dần và lớn dần. Trừ khi bạn dừng lại và thực sự đối mặt