lớn với 10 phòng ngủ và 12 phòng tắm hay 5 gara để xe cho một gia đình bốn người?. Ai thực
sự cần sở hữu tới 30 chiếc áo khoác hay 100 đôi giày thiết kế? Câu trả lời rõ ràng là “không ai
cả”. Vậy tại sao chúng ta làm vậy? Chúng ta tiêu tiền để mà chúng ta không phải cảm thấy
thua kém trước mặt người khác hoặc để chúng ta cảm thấy vượt hơn những người xung quanh.
Đơn giản vậy thôi. Đó là lý do tại sao thành viên của tầng lớp trung lưu không ngừng ganh đua
mua sắm hàng hiệu để trông giàu có hơn thực tế. Họ không muốn cảm thấy thua kém những
người bạn giàu có hơn, và họ muốn cảm thấy giàu có hơn những người cùng tầng lớp trung
lưu mà họ nỗ lực trong tuyệt vọng để tách mình ra khỏi đó. Trừ khi họ đam mê thời trang như
một sở thích hoặc coi nó như là một hình thức nghệ thuật, những người giàu có thực sự không
nhất thiết cảm thấy có nhu cầu mua sắm hàng hiệu nổi tiếng chỉ để trông đẹp hơn. Họ không
cần một cái tên thương hiệu để tuyên bố giá trị của họ. Warren Buffett, một trong những người
giàu nhất hành tinh, vẫm sống trong căn nhà mà ông và vợ đã mua từ năm 1981 với giá chỉ
nhỉnh hơn $31,000 đô la. Ước tính giá trị của nó hiện tại chỉ bằng 0.001% tổng tài sản của ông
ấy. Hầu hết chúng ta sống trong căn nhà vượt xa khả năng thu nhập của chúng ta bởi vì chúng
ta quan tâm quá nhiều đến điều người khác nghĩ về mình so với điều chúng ta thực sự cần để
sống hạnh phúc và thoải mái. Khi được hỏi tại sao ông ấy vẫn sống trong căn nhà khiêm tốn
đó mà không nâng cấp lên một nơi ở xa hoa hơn, nơi ông có thừa khả năng để mua, Buffett trả
lời BBC News rằng “Tôi hạnh phúc khi ở đây.” Phiên dịch: Ông ấy hiện diện ở đó. Ông không
có lo lắng về tương lai, không tức giận về quá khứ. Ông ấy hạnh phúc bởi vì ông ấy tự do khỏi
thời gian và ảo ảnh về sự khan hiếm.
6. Cảm giác tội lỗi và xấu hổ
Những người giàu có thường phải chịu đựng cảm giác tội lỗi, đặc biệt nếu họ được thừa hưởng
tiền từ người thân. Mặc dù họ có thể không cảm thấy tội lỗi với ai đó cụ thể, nhưng đó có thể
là một sự bất ổn chung áp đảo họ. Một số người giàu dành cả cuộc đời của họ cảm thấy xấu
hổ vì sự giàu có của họ hoặc bị gánh nặng bởi những kỳ vọng mà mọi người có về họ và tiền
của họ. Họ thấy những người khác trên thế giới làm việc rất chăm chỉ để nhận lại quá ít, và
cảm giác tội lỗi của họ càng được củng cố. Những người trong tình huống này có thể dễ lạm
dụng ma túy hoặc rượu để làm tê liệt những cảm xúc này.
Nếu cảm giác tội lỗi là thứ mà những người giàu cảm thấy có quá nhiều, thì xấu hổ là cảm
xúc mà một số người cảm thấy khi họ đang vật lộn về tài chính. Ngay cả trong thời thơ ấu, mọi
người có thể cảm thấy xấu hổ vì không có đủ. Không đủ khả năng chi trả cho những thứ mà
người khác có thể khiến một người tin rằng họ không hoàn hảo. Khi cảm giác này vẫn còn, nó