Vào thời điểm chúng ta còn trẻ, chúng ta có rất nhiều niềm tin, hành vi và thái độ lộn xộn
về tiền bạc, và chúng ta có ít nhận thức về việc chúng ta thực sự có thể kiểm soát chúng đến
mức nào. Chúng ta không nhận ra bao nhiêu thiệt hại đã gây ra cho chúng ta, và trừ khi chúng
ta tìm cách chữa lành thiệt hại này, chúng ta sẽ vẫn là một mớ hỗn độn và tài chính của chúng
ta cũng vậy.
NHỮNG VẾT THƯƠNG ĐÃ LÃNG QUÊN: NHỚ LẠI CẢM XÚC TỔN THƯƠNG CỦA BẠN
Thật đáng kinh ngạc khi chúng ta thường dễ quên đi những gì đã xảy ra trong thời thơ ấu của
chúng ta. Mọi người thường quên những gì họ đã trải qua. Rất nhiều trẻ em bị lạm dụng nghĩ
rằng chúng có tuổi thơ tuyệt vời. Các gia đình thường tẩy não con cái họ, nói những điều như
“Ồ, con có mọi thứ thật dễ dàng” hay là “Con có tuổi thư tuyệt vời” hay là “Gia đình chúng ta
hồi đó rất tuyệt vời”. Một số gia đình cùng nhau tin vào lời nói dối đó. Anh chị em sẽ ngồi
quanh và tô màu thơ mộng về cha mẹ hoặc thời thơ ấu của họ. Bằng cách nào đó, họ quên đi
những sự đấu tranh - hay nói đúng hơn là họ cố gắng che giấu chúng - vì việc nhớ lại kỷ niệm
ấu thơ rất đau đớn hoặc khiến họ khó chịu.
Tôi chắc chắn là một trong những đứa trẻ lớn lên nghĩ rằng thời thơ ấu của mình rất ổn.
Tôi đã tự kể cho mình câu chuyện đó trong một thời gian dài, bởi vì phiên bản kia - nhớ về
những phần đau đớn trong quá khứ - không khiến tôi cảm thấy tuyệt vời. Nhưng khi tôi cho
phép bản thân nhớ những vết thương và vết sẹo ẩn giấu của mình, tôi nhận ra tuổi thơ của mình
không ổn chút nào.
Trong thực tế, nó là khá khủng khiếp. Tiền bạc - hay nỗi sợ nói chuyện về tiền bạc đã chi
phối cuộc sống của mẹ tôi và vì thế là thời niên thiếu của tôi. Tôi nhớ có lần tôi xin mẹ cho tôi
đến trại hè mà tôi rất muốn tham dự, nhưng vì bà ấy sợ đề cập đến chủ đề này với cha tôi,
người thường sẽ bực tức về những gì ông ấy cho là không cần thiết – bà đã không hỏi. Thay
vào đó bà ấy khuyên rằng chúng tôi nên đợi cho đến khi bố tôi có tâm trạng tốt. Phiên dịch ra
là: Không bao giờ. Tôi đã bị cấm nói về yêu cầu của tôi ngay cả ở bàn bếp. Do nỗi sợ làm cha
tôi tức giận, giấc mơ đó (và những giấc mơ khác) đã sụp đổ và tan biến trước khi tôi kịp lấy
lại can đảm để nhờ giúp đỡ theo đuổi nó. Khi tôi lớn hơn, tôi nhận ra rằng tôi thường giữ im
lặng về những giấc mơ của mình, chủ yếu là để bảo vệ mẹ tôi khỏi sự bạo hành của bố tôi. Và
ông ấy thực sự hay bạo hành. Đó là một sự thật khủng khiếp và đau đớn của thời thơ ấu của
tôi. Sự tức giận của ông ấy có thể được kích hoạt bởi một điều nhỏ nhặt nhất: điều gì đó làm
ông thất vọng – một điều vô hại như một đứa trẻ xin đi trại hè. Trẻ em thường nhớ những câu
cha mẹ của chúng thường nói. Ồ, những câu cửa miệng của mẹ tôi rất dễ nhớ. Chúng không