cầu (xe hơi, phim ảnh, radio, kỹ nghệ hóa học, nhạc jazz...) trong khi châu
Âu vẫn còn là đống tro hoang tàn vì chiến tranh và châu Á vẫn là các thuộc
địa chậm tiến. Thị trường chứng khoán và địa ốc tăng trưởng đột biến,
người dân Mỹ ngoài thu nhập cao còn hưởng những khoản lời này nên cảm
thấy giàu có nhất thế giới, và tương lai chưa bao giờ có một hứa hẹn rực rỡ
như vậy. Dân quê ào ạt đổ về thành phố tìm sự giàu có, “đô thị hóa” ở Mỹ
thực sự bộc phát.
Cùng với nhân dân, Chính phủ Mỹ nới rộng tín dụng, giữ lãi suất thật thấp
và bắt đầu những công trình xây dựng hạ tầng khắp quốc gia. Xa lộ, đường
sắt, xe điện ngầm, nhà máy điện nước, cảng biển... mọc lên như nấm sau
cơn mưa dài. Giá cả mọi tài sản trở thành... bong bóng, xa rời thực tế. Nợ
công ngày càng chồng chất và lạm phát bắt đầu quậy phá.
Ngày 29/10/1929, thực tế của thị trường ghé thăm. Wall Street sụp đổ với
13% giảm sút trong chỉ số Dow Jones (lên đến 58% trong nhiều tuần sau đó
và 89% vào 1931). Nước Mỹ kéo toàn thế giới vào cuộc Đại Suy Thoái
suốt thập niên 1930 cho đến khi Thế chiến Thứ hai bắt đầu.
Trong suốt lịch sử thế giới, cái tệ hại của mỗi thời kỳ vàng son là một kết
cuộc thảm thương cho mọi người dân. Bong bóng bao giờ cũng vỡ. Nợ quá
tải bao giờ cũng đáo hạn sớm hơn dự định. Người giàu thì phá sản vì lối
kinh doanh đòn bẩy phiêu lưu không còn thích hợp, người trung lưu thì
trắng tay vì giá trị tài sản biến mất, lay lắt bám víu vào một nền kinh tế
khập khiễng. Các quan chức chính phủ thì luôn luôn bó tay vì không hiểu
chữ sáng tạo hay tiết kiệm là gì?
Thời vàng son của Trung Quốc
Trong những thời vàng son đó, tôi thích tìm hiểu về những nhân vật đầy
quyền lực, giàu có của xã hội, đã được hoàn cảnh đưa đẩy lên đỉnh cao của
quốc gia, và đời sống của họ là những bức tranh trung thực nhất của môi
trường chung quanh.