Dù nền kinh tế Trung Quốc hiện đã lớn mạnh, GDP đang đứng thứ hai trên
thế giới, với dự trữ quốc gia đạt trên 3.200 tỷ USD, nhưng vài yếu kém nội
tại có thể ảnh hưởng không những đến nền kinh tế mà cả sự ổn định xã hội
của nước này. Ba yếu tố tiêu cực nhất là lạm phát, bong bóng tài sản và nợ
xấu của hệ thống ngân hàng.
Nhiều người nói về việc NDT trở thành đồng tiền thanh toán chung của thế
giới, thay vị trí của đô la. Tôi không tin chuyện này sẽ xảy ra vì thể chế và
cơ cấu chính trị của Trung Quốc không cho phép sự minh bạch và trung
thực về tài chính. Khi đồng NDT chưa được tự do chuyển đổi, mua bán
(ngoại trừ một vài giao dịch đặc biệt của chính phủ), thì NDT vẫn chỉ là
một đồng bản tệ.
CHF: Là đồng tiền có giá trị thực khá cao do sự điều hành về tài chính rất
thông minh của Chính phủ nước này. Đồng CHF đang được thị trường đánh
giá cao và cầu sẽ vượt cung vào những năm tới.
Vì cuộc khủng hoảng nợ công ở một vài quốc gia châu Âu đang làm suy
yếu đồng Euro, người dân có tiền ở các quốc gia thuộc khối EU và Đông
Âu đang có xu hướng tích lũy và cất trữ CHF. Kinh tế toàn cầu càng bất ổn
thì CHF sẽ càng là đồng tiền bền vững và tăng giá đều đặn.
CAD và AUD: Đây là hai đồng tiền có vị thế và xu thế khá giống nhau vì
dựa trên nền kinh tế giàu khoáng sản (và dầu mỏ ở Canada). Tuy nhiên, các
nguyên liệu thô đã tăng giá khá cao trong mấy năm vừa qua, và kinh tế toàn
cầu đang suy thoái, nên giá dầu và khoáng sản sẽ khó đạt mức tăng cao hơn
nữa. Giá thị trường hay giá trị thực của CAD và AUD vì vậy sẽ bão hòa ở
mức hiện tại, không lên quá cao, cũng không xuống quá thấp.
SGD: Trong những năm gần đây, GDP của Singapore đã tăng trưởng cao,
nhưng đây không hẳn là một nền kinh tế dựa vào tài nguyên, tiêu thụ nội
địa hay sức sản xuất hàng hóa.
Andy Xie, một chuyên gia cao cấp của Morgan Stanley, đã bị cho thôi việc
dưới áp lực của Chính phủ Singapore chỉ vì nhận định: “Singapore là trung
tâm rửa tiền của các nước Đông Nam Á”. Nhờ vào các dòng tiền luân