Ngay sau khi hồi phục, Reagan tăng tốc việc thực thi các chính sách về
kinh tế. Người dân Mỹ đã bầu cho ông với hy vọng rằng tình trạng lạm phát
hai con số, tỷ lệ thất nghiệp và lãi suất cao sẽ được giải quyết.
Với sự hợp tác của Quốc hội, Reagan quyết định giảm thuế và chi tiêu
chính phủ cùng lúc nhằm thúc đẩy tăng trưởng. Chính sách giảm 25% thuế
được áp dụng trong 3 năm liền đã khiến lạm phát giảm nhưng nước này
lâm vào tình trạng thụt lùi nặng nề và buộc phải tăng thuế.
Trước tình trạng nền kinh tế trì trệ, chính sách tài khoá của Reagan - vẫn bị
những người chỉ trích gọi là "Reagonomics" - lên án gay gắt. Nạn thất
nghiệp tiếp tục gia tăng và những người lao động vẫn ủng hộ ông giờ quay
mặt đi.
Reagan hối thúc người Mỹ "cứ tiếp tục" theo đuổi chính sách kinh tế mà
ông đưa ra. Trên thực tế, nền kinh tế Mỹ đã hồi phục. Năm 1983, nền kinh
tế Mỹ phục hồi và tăng trưởng trong 8 năm sau đó.
Kết quả này đã giúp ông bắt đầu chiến dịch tranh chức tổng thống nhiệm kỳ
2 và đối thủ của ông là phó tổng thống Walter Mondale. Khẩu hiệu vận
động tranh cử của Reagan là: "Một ngày mới lại đến với nước Mỹ".
Trong cuộc bầu cử đó, Reagan thắng lớn. Ở tuổi 73, ông lại là vị tổng thống
cao tuổi nhất của Mỹ.
Ông tiếp tục chính sách tài khoá bảo thủ trong nhiệm kỳ 2, cắt bớt các
chương trình xã hội, trong đó có chương trình hỗ trợ các bữa ăn trưa ở
trường học và trợ cấp nhà ở. Ông đã bị những người bênh vực người nghèo
chỉ trích.
Tuy nhiên, Reagan không nhìn nhận mọi việc như vậy. Ông cho rằng ông
đang tạo cơ hội cho những người kém may mắn. Ông không cần đến An
ninh xã hội và hứa hẹn sẽ duy trì mạng lưới an toàn cho người già, người
tàn tật và những người có hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, cho đến lúc rời
Nhà Trắng, khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ở Mỹ là cao nhất
trong lịch sử.
Trong khi cắt giảm các chương trình phúc lợi xã hội, Reagan tăng chi phí
quốc phòng lên đáng kể. Ông tin rằng cách ngăn chặn chiến tranh hạt nhân
hữu hiệu là phải sở hữu nhiều vũ khí hơn đối thủ - trong trường hợp này là