Truyền thông làm lịch sử sống động
Nỗi tức giận của người Trung Quốc đối với thái độ không chịu thừa nhận
tội ác chiến tranh của Nhật Bản ngày càng tăng theo thời gian thay vì bị xóa
nhòa đi. Thế hệ trẻ của Trung Quốc thậm chí còn bị ám ảnh bởi vấn đề lịch
sử này hơn là bố mẹ hoặc cha ông của họ. Sự kết hợp đầy sức mạnh của
công cuộc tuyên truyền chính thức với các phương tiện truyền thông phổ
thông giàu thuyết phục, mà cả hai kênh đều có xu hướng khai thác và nhấn
mạnh nỗi mất mát trong chiến tranh vì những mục đích riêng rẽ, đã làm cho
người dân càng có ý thức về quá khứ đau thương hơn bao giờ hết. Các
phương tiện truyền thông và các trang mạng phổ thông theo dõi sát sao
thông tin quốc tế nhằm tìm kiếm những câu chuyện thu hút sự chú ý của
khán thính giả Trung Quốc. Bất cứ thông tin gì liên quan đến lịch sử chiến
tranh của Nhật Bản hoặc sự phát triển của quân đội Nhật Bản hiện nay đều
là những tin chắc chắn sẽ thu hút giới trẻ thành thị Trung Quốc - những
người cũng là đối tượng của các nhà quảng cáo. Bất kỳ thông tin mang tính
sỉ nhục nào đều khơi mào những cuộc thảo luận sôi nổi trên những chat
room Internet. Sự ồn ào của truyền thông và Internet khiến cho các lãnh đạo
và quan chức, cũng như những người dân thường, cảm giác rằng phong trào
chống Nhật đang lan tỏa trong cả nước, và khuyên khích người dân tham gia
những hành động tập thể như viết đơn tập thể hoặc biểu tình, bởi họ hiểu
rằng họ sẽ không đơn độc. Truyền thông và Internet cũng làm cho các nhà
hoạch định chính sách, đặc biệt là các chính trị gia, cảm thấy mình đang chịu
sức ép dư luận và buộc phải có phản ứng công khai với bất kỳ hành động
nào dù là nhỏ nhất từ phía Nhật Bản.
Bất cứ cử chỉ nào quan sát được của các nhà lãnh đạo Nhật Bản, mỗi lần
sách giáo khoa của Nhật Bản được biên tập lại, cũng như bất kỳ sự “nhỡ lời”
nào của các du học sinh Nhật tại Trung Quốc hoặc các khách du lịch Nhật
đến Trung Quốc, đều là cơ hội để cho các báo lá cải và các trang Internet thu