GÃ KHỔNG LỒ MẤT NGỦ - Trang 227

nhấn mạnh sự cạnh tranh các nguồn cung cấp toàn cầu, coi đây là một xu
hướng quốc tế chủ đạo.

Trung Quốc đang thảo luận hoặc đã hoàn thành nhiều thương vụ mua bán

tài sản hay thỏa thuận hợp đồng dài hạn với châu Phi (Sudan, Nigeria,
Gabon, Angola), Mỹ La Tinh (Brazil, Ecuador, Venezuala), với Nga, Trung
Á (Kazakhstan), châu Á (Indonesia và Myanmar), và Úc. Lịch trình công du
của Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo và các nhà lãnh đạo Trung Quốc khác phản
ánh mối quan tâm bao trùm của họ là năng lượng và các nguồn nguyên liệu
thô. Mọi người đều biết điểm dừng chân đầu tiên của Hồ Cẩm Đào sau
chuyến thăm Nhà Trắng năm 2006 là Ả Rập Saudi. Tại đây, trong chương
trình thảo luận có dự án đầu tư của Ả Rập Saudi vào một nhà máy lọc dầu ở
tỉnh Phúc Kiến với đề xuất sẽ để lại một phần dầu của nhà máy cho Trung
Quốc - đây là một nguồn cung cấp dầu chiến lược mà Trung Quốc mới tạo
ra - để nước này đảm bảo nguồn cung khi có sự cố ở những nơi khác.

Là nước đi sau trên thị trường năng lượng quốc tế, Trung Quốc nhận ra

rằng hầu hết những mỏ dầu và khí đốt ở những nước ổn định và quan trọng
đã nằm trong tay của các công ty dầu khí quốc gia các nước đó hoặc các
công ty dầu khí phương Tây nên không thể tiếp cận được. Vì thế, Trung
Quốc buộc phải tìm đến những nước các công ty của Hoa Kỳ không thể hoạt
động vì lệnh cấm vận của Hoa Kỳ như Sudan và Iran. Người Mỹ xem mối
quan hệ ngày càng hữu hảo của Trung Quốc với những nhà độc tài bài Hoa
Kỳ ở các vùng có trữ lượng dầu lớn như châu Phi, Mỹ La Tinh và Trung Á
một cách đầy nghi ngại. Các quan chức Trung Quốc giải thích rằng Trung
Quốc chẳng biết đi đâu vì các nguồn dầu khí ở các nước “tốt” đã bị chiếm
lĩnh hết rồi. Nhưng các nước khác chắc chắn sẽ lợi dụng sự cạnh tranh giữa
Trung Quốc và phương Tây để lôi kéo một đồng minh hùng mạnh về phía
mình, giống như những gì đã diễn ra thời Chiến tranh Lạnh khi Liên Xô
cạnh tranh với Hoa Kỳ. Việc Hoa Kỳ và châu Âu dùng áp lực kinh tế buộc
Iran phải từ bỏ các chương trình hạt nhân và Sudan dừng thảm sát dân
thường trở nên khó khăn bởi các mối quan hệ của Trung Quốc với các quốc
gia này. Động lực đảm bảo an ninh năng lượng đã đẩy Trung Quốc sang phía

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.