GHI ĐƠ MÔPATXĂNG - Trang 5

Tiểu sử

I

saac Babel (1894 – 1941) được đánh giá là nhà văn Do Thái đầu tiên bước vào văn đàn Nga với

tư cách là một tác giả văn xuôi Nga. “Babel đã trải qua thời thơ ấu và thời thanh niên ở Odessa, chịu
đựng cảnh đau khổ trong ghetto (khu vực cư trú dành riêng cho người Do Thái). Babel học giỏi, từ
nhỏ cho đến khi 16 tuổi ông đã học tiếng Do Thái, tiếng Pháp, Kinh Thánh, Kinh Talmut. Babel đến
với văn chương từ rất sớm. 15 tuổi ông đã viết những truyện ngắn đầu tiên bằng tiếng Pháp. Giống
Gogol, 1915 ông đến Peterburg ôm ấp mộng văn chương. 1916 đánh dấu bước ngoặt lớn trong đời
Babel khi nhà văn gặp được Gorky. Gorky đồng ý in truyện ngắn của Babel. Nhà văn lão thành
khuyên Babel đi thực tế để có vốn sống và viết. Thế là từ một chàng công tử Do Thái Babel đã trở
thành một người lính của Quân đoàn Kỵ binh số Một, tham gia vào các công tác cách mạng (làm việc
trong các ủy ban quân sự cách mạng, làm phóng viên, làm ở nhà in…).

Tập đoàn quân Kỵ binh ra đời năm 1926 – là tập hợp những truyện ngắn Babel viết về cuộc sống,

chiến đấu của Quân đoàn Kỵ binh số Một trên mặt trận truy quét quân Ba Lan và Bạch vệ thời kỳ
những năm 20 – 30 của thế kỷ XX. Ngay từ khi mới ra đời tác phẩm đã tạo ra hai luồng dư luận trái
chiều: một ủng hộ Babel, ca ngợi Tập đoàn quân Kỵ binh; còn một phê phán, lên án kịch liệt tác
phẩm này, thậm chí còn buộc tội tác giả của nó. Tương phản trở thành một thủ pháp được sử dụng
hữu hiệu trong các tác phẩm của Babel, nhất là Tập đoàn quân Kỵ binh nhằm tạo ra muôn vàn khuôn
mặt cách mạng, chiến tranh và những suy ngẫm về sự sống, cái chết…

Trong 25 năm cầm bút Babel để lại không nhiều tác phẩm: hai vở kịch (Hoàng hôn, Maria), ba

tập truyện ngắn (Tập đoàn quân Kỵ binh, Truyện ngắn Odessa, Truyện ngắn); nhưng những tác phẩm
của ông đều được đánh giá rất cao, đặc biệt là truyện ngắn. Nhưng 13 năm sau thời điểm Tập đoàn
quân Kỵ binh ra đời (1939) Babel cùng nhiều nhà văn khác bị bắt một cách bí mật, bị ép buộc phải
nhận những tội danh vô lí trong đó có tội “phản bội Tổ quốc”. Ông bị đưa ra xét xử trước tòa án quân
sự vào ngày 26/ 1/ 1940 và bị hành quyết ngày 17/ 3/ 1941, khi ông 47 tuổi. Suốt 15 năm sau đó, tên
ông bị xoá hẳn trong sách vở văn chương của Liên Xô. Từ năm 1954, các tác phẩm của ông mới
được công nhận.

Tác phẩm đã được dịch sang tiếng Việt

- Babel I.E: Tuyển tập (Nguyễn Thụy Ứng dịch từ tiếng Nga, I. Erenburg và Nguyễn Thụy Ứng

giới thiệu). Nxb. Văn hóa thông tin, H, 2000.


Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.