Chu Sa Lan
Giặc Bắc
Hồi 12
HẠ LONG KHÁCH
Lạng Giang thành là ải địa đầu của Đại Việt nơi phương bắc. Không những
được đồn trú một đạo binh tinh nhuệ để tạm thời ngăn chận bước xâm lăng
của lũ giặc bắc phương, Lạng Giang còn là tai mắt của Đại Việt đối với bất
cứ động tịnh nào của Tống triều ở Lưỡng Quảng. Người ta thấy đủ mọi sắc
dân, đủ mọi hạng người làm ăn và cư ngụ trong thành. Dân miền rừng núi
như Nùng, Mường, Mèo, Thổ, Mán, sống chung đụng với Kinh và Tàu.
Thương khách từ miền xuôi đi lên, từ Lưỡng Quảng đi sang, từ vùng rừng
núi đổ xuống, từ trấn Triều Dương ngược lên biến Lạng Giang thành nơi
náo nhiệt và sung túc. Dĩ nhiên nơi đây không thiếu sự hiện diện của đoàn
do thám Hoa Lư và phân đoàn do thám Lưỡng Quảng của đoàn do thám
Tống triều.
Hai thế lực này từng có những đụng chạm nẩy lửa và đẩm máu. Tuy nhiên
những cuộc đụng chạm này đều xảy ra âm thầm và lặng lẽ bởi cả hai không
muốn mất lòng Tam Phương Kiếm Đoàn Chí Hạ.
Danh hiệu này chỉ tới một tay lục lâm hào khách lừng lẫy của vùng biên
thùy Hoa Việt. Ông vua ăn cướp thống lĩnh mười ngàn thủ hạ, cai quản
mấy trăm ngàn dân chúng miền thượng du. Một hiệu lệnh của y ban ra dân
thiểu số nhất tề hưởng ứng.
Nguyên cả vùng biên giới mênh mông trùng điệp núi rừng, dân thiểu số
xem y như thần thánh, một thứ anh hùng giúp đỡ và che chở họ thoát khỏi
sự cai trị hà khắc và bốc lột tàn nhẫn của hai nước Việt Hoa. Không kể tới
đoàn do thám Hoa Lư, phân đoàn do thám viễn chinh Tống triều, giới vũ
lâm Trung Hoa, giới giang hồ Đại Việt mà cả dân cư trong thành Lạng
Giang đều nghe danh biết tiếng tay ăn cướp hào hùng này. Không những
thế lực mạnh mẻ Đoàn Chí Hạ còn được giới giang hồ trong nước liệt vào
hàng kiếm thủ lừng danh.
Từ sau ngày Mù Đao Lê Huỳnh và Hùng Văn Lâu chết, Đoàn Chí Hạ