Biến thách thức thành cơ hội lịch sử
S
au nhiều năm thực hiện kế hoạch trỗi dậy hòa bình mà mục tiêu là
nhanh chóng cường thịnh về mọi mặt, song song với sách lược ngoại giao
bàn tay sắt bọc nhung, vừa ru ngủ vừa gây sức ép đối với lân bang và sách
lược kinh tế hấp thu ngoại lực phát triển nội lực, dùng nội lực tích tụ để
bành trướng thế lực xâm lược phi vũ trang trên cơ sở học thuyết ”Biên Giới
Mềm”, giờ đây với tư cách nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và có một khối
lượng dự trữ ngoại tệ đứng đầu thế giới, Trung Quốc đang nghĩ rằng mình
đã đủ mạnh cả về quân sự lẫn kinh tế để thực hiện một bước ngoặt lớn,
công khai tiến hành chiến dịch bành trướng lãnh thổ bằng vũ lực, sử dụng
chính sách ngoại giao kiểu pháo hạm rất tự tin và ngạo mạn, với ý đồ buộc
các nước trong khu vực và trên thế giới phải cúi đầu chấp nhận sự xuất hiện
hùng mạnh của một đế chế Trung Hoa mới. Đây một bước đi táo bạo nhưng
đã được sắp xếp theo một lộ trình rõ rệt từ nhiều năm qua nhằm đạt đến
nhiều mục tiêu đã vạch sẵn, có tính toán đủ mọi kịch bản khả dĩ dựa trên
kết quả đo lường, đánh giá ý chí chống trả và mức độ phản ứng của các
nước có quyền lợi bị xâm phạm trực tiếp, các nước có quyền lợi bị ảnh
hưởng gián tiếp trong khu vực và các siêu cường quốc tế. Việc chọn địa
điểm đầu tiên để lấn chiếm (vùng đặc quyền kinh tế thuộc thềm lục địa của
Việt Nam) cho thấy Trung Quốc chọn một nơi mà họ nghĩ là yếu nhất để
tạo nên một “sự đã rồi”(de facto) làm cơ sở cho việc triển khai trong lâu dài
yêu sách đường chín đoạn ngang ngược của họ theo chiến thuật tằm ăn dâu,
nhằm từng bước chiếm trọn Biển Đông, biến vùng biển có vị trí chiến lược
xung yếu này thành ao nhà của họ. Tham vọng của Trung Quốc không chỉ
cho thấy sự khao khát tài nguyên và nguồn năng lượng hóa thạch của họ đã
đến mức cấp bách, mà còn muốn thế giới công nhận Trung Quốc đang là
ông trùm không tranh cãi của vùng Đông Á. Nếu kiểm soát được Biển
Đông, kiểm soát được nguồn năng lượng hóa thạch giàu có tại đây và
khống chế huyết lộ giao thương hàng hải Nam Bắc Đông Á, Trung Quốc